Ngân hàng nên có một số tiêu chí chấm điểm xếp hạng khách hàng cho phù hợp với thực tế trên địa bàn của chi nhánh để từ đó có những khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng và đúng với mục đích vay, làm như thế Ngân hàng sẽ hạn chế được những rủi ro trong quá trình đang phục hồi sau thời gian khó khăn.
Chi nhánh nên áp dụng những công nghệ mới vào quy trình tín dụng để nâng cao khả năng làm việc cho các cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng và bên cạnh đó cũng không thể thiếu được sự nắm bắt tâm lý của khách hàng để có những bước tiến mới trong quy trình tín dụng và ngày càng mở rộng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại sự khác biệt với những Ngân hàng trong khu vực.
Đôn đốc các cán bộ tín dụng trong công tác thu nợ quá hạn để hạn chế việc phát sinh thêm nợ xấu và tích cực xử lý những món nợ không có ý định trả nợ cho Ngân hàng để giảm bớt những mối nguy hiểm ảnh hưởng đến Ngân hàng.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng
Chính quyền địa phương nên tích cực hỗ trợ Ngân hàng trong trường hợp cần xác thực thông tin của khách hàng để tránh việc khách hàng cố tình lừa gạt Ngân hàng một số thông tin quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định phê duyệt cho vay.
Chính quyền địa phương nên tạo điều kiện cho nhân dân khi có nhu cầu vay vốn đem hồ sơ đến chính quyền chứng nhận, cần giải quyết nhanh, giảm phiền hà đi lại nhiều cho nhân dân.
Tại các địa phương cần thường xuyên mở các lớp tập huấn hay hội thảo để cho các cán bộ tại địa phương và cả các khách hàng hiểu rõ hơn về công tác vay vốn hoặc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng để khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và cũng giảm những rủi ro cho Ngân hàng.
Lãnh đạo các huyện ủy, UBND các huyện và các địa phương quan tâm hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa trong công tác thu nợ của Ngân hàng giúp Ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu góp phần tăng trưởng tín dụng.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
2. Lê Văn Tề và cộng sự, 2004. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê.
3. Phan Thị Cúc và Đoàn Văn Huy, 2010. Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ. Nhà xuất bản Thống kê.
4. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần Thơ.
5. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Giáo trình tín dụng Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.
6. Giáo trình đào tạo nghiệp vụ (lưu hành nội bộ) của ACB.
7. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
8. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.
9. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN.