Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 59)

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn: Nhìn vào bảng số liệu 4.4 thì

doanh số cho vay của ACB – Cần Thơ qua 3 năm từ 2011-2013 có nhiều sự thay đổi, điểm đặc biệt trong giai đoạn trên là doanh số cho vay tăng mạnh vào năm 2011, đạt 9.251.469 triệu đồng, nhưng bước qua năm 2012 và năm 2013 thì tình hình bắt đầu suy giảm và giảm mạnh nhất là vào năm 2012 giảm 4.257.781 triệu đồng (tương đương giảm 46,02%) so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì tình hình vẫn không thay đổi nhưng giảm nhẹ hơn so với năm 2012, cụ thể là doanh số cho vay giảm 826.474 triệu đồng (giảm 16,55% chỉ bằng 1/3 so với năm 2012), điều này cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp để xử lý vấn đề xấu tác động đến việc cho vay của Ngân hàng.

46

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 8.503.177 4.208.502 3.133.653 1.962.559 2.460.518 (4.294.675) (50,51) (1.074.849) (25,54) 497.959 25,37

Trung và dài hạn 748.292 785.186 1.033.561 664.696 764.276 36.894 4,93 248.375 31,63 99.580 14,98

DSCV 9.251.469 4.993.688 4.167.214 2.627.255 3.224.794 (4.257.781) (46,02) (826.474) (16,55) 597.539 22,74

Nguồn: Phòng Hành chính - Kế toán, ACB – Cần Thơ

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014

47

Đến năm 2014 điển hình là 6 tháng đầu năm chúng ta đã thấy những sự thay đổi tích cực trong vấn đề cho vay của Ngân hàng, cụ thể là doanh số cho vay tăng 597.539 triệu đồng, tăng 22,74% so với 6 tháng đầu năm 2013. Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn xem có tác động như thế nào đến doanh số cho vay của Ngân hàng:

- Doanh số cho vay ngắn hạn: doanh số cho vay ngắn hạn của ACB –

Cần Thơ thường chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm nên việc doanh số cho vay ngắn hạn giảm sẽ tác động rất lớn đến tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.

Ta thấy trong giai đoạn từ 2011-2013, doanh số cho vay ngắn hạn chỉ đạt cao nhất vào năm 2011 là 8.503.177 triệu đồng nguyên nhân là do cho vay ngắn hạn thường là để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, vốn thiếu hụt tạm thời cho các tổ chức kinh tế cá nhân như: mua nguyên vật liệu, trả tiền hàng,v.v….cho việc sản xuất kinh doanh mua bán nhỏ lẻ, hơn nữa tâm lý của khách hàng là họ không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn vì sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn và trong một thời gian ngắn họ sẽ có số tiền để trả. Tuy nhiên, bước sang năm 2012 thì doanh số cho vay ngắn hạn giảm mạnh, giảm 4.294.675 triệu đồng, tương đương 50,51% so với năm 2011 và đến năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục giảm nhưng chỉ giảm nhẹ, cụ thể là giảm 1.074.849 triệu đồng, tương đương giảm 25,54%, giảm hơn phân nửa so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề về lãi suất, lãi suất rất có ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, ngoài ra do tình hình kinh doanh không hiệu quả mà giá vật liệu lại tăng cao nên khách hàng không có khả năng trả nợ từ đó khách hàng không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hơn nữa do kinh doanh bị thua lỗ nên việc khách hàng chưa trả được các khoản vay trước nên không thể vay những khoản tiếp theo làm cho doanh số cũng giảm theo. Đến năm 2014 cụ thể là 6 tháng đầu năm tình hình doanh số cho vay có sự thay đổi, tăng 497.959 triệu đồng, tương đương 25,37% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có sự phục hồi nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển, nhiều nhà đầu tư làm ăn có hiệu quả, có quan hệ tín dụng khá tốt với Ngân hàng nên Ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với thành phần này. Ngoài ra, Ngân hàng có những chính sách ưu tiên, tập trung cho các khoản vay ngắn hạn là bởi vì ít rủi ro, thời gian quay vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho Ngân hàng và khả năng thu nợ rất lớn.

- Doanh số cho vay trung và dài hạn: Ngược lại với doanh số cho vay

48

dù doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên trong giai đoạn từ 2011-2013 nhưng tổng doanh số cho vay vẫn giảm. Qua bảng số liệu cho ta thấy được doanh số cho vay trung và dài hạn vào năm 2013 là cao nhất, đạt 1.033.561 triệu đồng, tăng 248.375 triệu đồng (tương đương 31,63%) so với năm 2012, mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2012 có tăng, cụ thể tăng 36.894 triệu đồng nhưng chỉ tăng 4,93% so với năm 2011 và tốc độ tăng không bằng năm 2013 (tăng gần gấp 8 lần) nguyên nhân khách hàng vay trung và dài hạn tại ACB – Cần Thơ là nhằm mở rộng đơn vị sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị cho phân xưởng hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên v.v…..Ngoài ra, do trong giai đoạn này doanh số cho vay ngắn hạn đang giảm nên Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn nhằm thu hút khách hàng với mức lãi suất cao.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay trung và dài hạn vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước (cụ thể tăng 99.580 triệu đồng, tương đương tăng 1,98%), đầu năm 2014 các khoản cho vay trung và dài hạn có sự sụt giảm hơn so với cuối năm 2013 nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ là do các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Ngoài ra do một số doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu quả, đồng vốn chưa quản lý chặt chẽ, Ngân hàng sẽ kiên quyết không thực hiện khi bên vay không có một phương án kinh doanh khả thi hoặc không có mục đích rõ ràng.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Thành phố Cần Thơ có vị trí trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bốn tỉnh vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Thành phố Cần Thơ nằm giữa một mạng lưới sông ngòi, kinh rạch chằng chịt nên sau khi thành lập, theo định hướng phát triển đô thị và do có cơ sở hạ tầng và dịch vụ khá phát triển nền kinh tế thành phố Cần Thơ đã đặt trọng tâm phát triển Công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Nông nghiệp công nghệ cao có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Giai đoạn 2010 - 2015 thành phố đã xác định phấn đấu đưa nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững để trở thành một cực tăng trưởng kinh tế của Nam bộ, là hạt nhân thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện nay ngân sách thành phố Cần Thơ còn hạn hẹp, chưa đủ vốn để đầu tư tập trung hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ nên mức độ giao lưu chưa cao và khó phát huy nguồn lực từ bên trong và cả từ bên ngoài. Nắm được tình hình đó nên , ACB – Cần Thơ đã từng bước mở rộng hoạt động tín dụng đến nhiều ngành kinh tế khác nhau làm cho doanh số cho vay theo ngành kinh tế cũng có

49

nhiều sự thay đổi và khách hàng dẽ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay nhiều hơn.Chúng ta sẽ đi vào phân tích từng ngành nghề để xem sự tác động của nó như thế nào vào doanh số cho vay trong thời gian vừa qua.

- Ngành thương mại: doanh số cho vay ngành thương mại trong 3 năm

từ 2011-2013 được thể hiện qua bảng 4.5 có nhiều sự thay đổi, đầu tiên là vào năm 2011 doanh số cho vay ngành thương mại tăng mạnh nhất, đạt 4.209.418 triệu đồng, nhưng bắt đầu từ năm 2012 doanh số cho vay ngành thương mại liên tục giảm, cụ thể là giảm 1.912.322 triệu đồng, tương đương giảm 45,43% so với năm 2011 nguyên nhân là do trong năm này tình hình kinh tế khó khăn khách hàng làm ăn không đạt được lợi nhuận nên khách hàng không vay vốn để đầu tư vì sợ không trả được vốn và lãi cho Ngân hàng.

Đến năm 2013 tình hình vẫn chưa cải thiện khi doanh số cho vay chỉ đạt 1.941.922 triệu đồng, giảm 355.174 triệu đồng còn tốc độ thì giảm mạnh chỉ bằng 1/3 so với năm 2012 (giảm 15,46%) nguyên nhân là do bị ảnh hưởng của năm 2012 nên có nhiều khoản vay không trả được vốn vay nên Ngân hàng cũng hạn chế lại khi xét duyệt cho vay đối với ngành thương mại. Nhưng ta thấy ngành thương mại là ngành luôn chiếm tỷ trọng cao (chiếm từ 45% - 47%) và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tổng doanh số cho vay của Ngân hàng nên Ngân hàng vẫn mạnh tay cho vay và đó được biểu hiện rõ nhất vào 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay ngành thương mại đạt 1.483.405 triệu đồng, tăng 285.377 triệu đồng, tương đương tăng 23,82% so với 6 tháng đầu năm 2013 nguyên nhân là do những doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi sau thời gian khủng hoảng nên các doanh nghiệp tiếp tục vay vốn để sản xuất kinh doanh trở lại. Đây là dấu hiệu tốt vì ngành thương mại là ngành kinh doanh có khả năng sinh lời cao, có thể thu hồi vốn nhanh và tái đầu tư cho vay mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn đầu tư thương mại tăng lên làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đối với ngành thương mại cũng tăng cao.

- Ngành nông, lâm nghiệp: ngành nông, lâm nghiệp là một trong những

ngành mà ACB – Cần Thơ quan tâm để góp phần vào sự phát triển của thành phố Cần Thơ nên ngành nông, lâm nghiệp cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng chỉ sau tỷ trọng của ngành thương mại. Như ta đã biết ngành chủ yếu của ĐBSCL là sản xuất và xuất khẩu lúa nên nó cũng tác động lớn đến doanh số cho vay ngành nông, lâm nghiệp của Ngân hàng.

50

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngành thƣơng mại 4.209.418 2.297.096 1.941.922 1.198.028 1.483.405 (1.912.322) (45,43) (355.174) (15,46) 285.377 23,82

Ngành nông, lâm nghiệp 3.126.997 1.747.791 1.458.525 909.030 1.102.880 (1.379.206) (44,11) (289.266) (16,55) 193.850 21,32

Ngành xây dựng 1.433.978 649.179 516.735 354.680 445.022 (784.799) (54,73) (132.444) (20,40) 90.342 25,47

Ngành khác 481.076 299.622 250.032 165.517 193.487 (181.454) (37,72) (49.590) (16,55) 27.970 16,90

DSCV 9.251.469 4.993.688 4.167.214 2.627.255 3.224.794 (4.257.781) (46,02) (826.474) (16,55) 597.539 22,74

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014

51

Qua 3 năm từ 2011-2013 ta thấy doanh số cho vay ngành nông, lâm nghiệp giảm liên tục, cụ thể năm 2011 doanh số đạt cao nhất là 3.126.997 triệu đồng do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ triển khai kế hoạch “Cánh đồng mẫu lớn” bước đầu đã mang lại những phản hồi tích cực, đạt được như thế không thể thiếu sự đóng góp của Ngân hàng nên làm doanh số cho vay năm này tăng lên. Đến năm 2012, doanh số cho vay chỉ đạt 1.747.791 triệu đồng, giảm 1.379.206 triệu đồng, tương đương giảm 44,11% so với năm 2011 và đến năm 2013 tình hình vẫn không có sự thay đổi, khi doanh số cho vay ngành thương mại lại giảm 289.266 triệu đồng, tương đương giảm 16,55% so với năm 2012 nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn nên một số nông dân không trúng mùa, không thu được lợi nhuận nên nông dân hạn chế vay vốn để sản xuất kinh doanh, nguyên nhân khác là do các hộ nông dân chỉ tập trung vào Ngân hàng dẫn đầu thị phần về cho vay nông, lâm nghiệp trên địa bàn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên đó cũng là lý do làm doanh số cho vay giảm.

Tình hình chỉ thực sự khả quan khi bước qua 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay ngành nông, lâm nghiệp đạt 1.102.880 triệu đồng, tăng 193.850 triệu đồng, tương đương tăng 21,32% so với cùng kỳ năm 2013 có sự thay đổi như vậy là do tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực hơn nên các hộ nông dân quay lại với ngành nghề chính của mình, tiếp tục vay với số lượng vốn lớn để sản xuất kinh doanh đồng thời xuất khẩu gạo sang các nước khu vực. Qua phân tích, Ngân hàng nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, lý do để có những chính sách kịp thời đáp ứng những nhu cầu của hộ nông dân. Nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt tiêu cực, để đầu tư kinh doanh các ngành nông, lâm nghiệp thì cần thời gian rất dài mới có thể thu hồi vốn được nên Ngân hàng cần xem xét vốn vay của từng hộ để có những lựa chọn đúng cho những khoản vay mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và giảm thiểu rủi ro.

- Ngành xây dựng: đây cũng là một trong những ngành mà thành phố

Cần Thơ đặt trọng tâm phát triển nhưng lại là ngành mang lại rủi ro cao nhất so với ngành thương mại và ngành nông, lâm nghiệp nên Ngân hàng hạn chế cho vay ở mức thấp nhất. Năm 2012 là năm đầy khó khăn cho nền kinh tế trong nước cộng thêm việc lạm phát cao nên đã tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển của ngành xây dựng nên làm doanh số cho vay của ngành giảm mạnh vào năm 2012, cụ thể là năm 2012 doanh số cho vay giảm 784.799 triệu đồng, tương đương giảm 55,73% so với năm 2011 nguyên nhân là do giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cộng thêm chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ dẫn đến tình trạng hàng tồn kho khối lượng lớn và kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh

52

nghiệp có dấu hiệu phá sản nên các doanh nghiệp không có khả năng trả vốn vay cho Ngân hàng nên cũng không thể vay vốn mới và làm doanh số cho vay giảm.

Đến năm 2013 tình hình doanh số cho vay vẫn tiếp tục giảm 132.444 triệu đồng (tương đương giảm 20,40%) so với năm 2012 nguyên nhân là do tình hình kinh tế chưa hồi phục nên Ngân hàng cũng hạn chế cho vay nên Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao để hạn chế những rủi ro mang lại cho Ngân hàng nhưng bên cạnh đó cũng thực hiện các cơ chế chính sách của ngành đề ra như tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch; tập trung giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, xử lý đất dự án bị bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường nên đến 6 tháng đầu năm 2014 đã có sự thay đổi, doanh số cho vay ngành xây dựng tăng lên 90.342 triệu đồng, tăng 25,47%, ngành xây dựng đang từng bước phục hồi tuy nhiên vẫn còn chậm so với những ngành khác, nên Ngân hàng cần có những biện pháp, chính sách để hỗ trợ cho ngành xây dựng phát triển.

Ngoài những ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay thì còn có những ngành khác như: nhà hàng, khách sạn, giáo dục v.v….nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, cụ thể là vào năm 2012, doanh số cho vay giảm 181.454 triệu đồng, tương đương 37,72% so với năm 2011. Đến năm 2013 tình hình

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)