Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Khi xem xét tình hình cho vay của Ngân hàng ta chỉ biết được số lượng và qui mô cho vay của Ngân hàng còn để phản ánh được hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng chúng ta phải xét đến cả công tác cho vay và công tác thu hồi nợ bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ, lãi đúng hạn cho Ngân hàng không chỉ thể hiện rằng Ngân hàng đã cho vay đúng mục đích phục vụ kịp thời cơ hội cho khách hàng mà việc thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số cho vay tăng nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho Ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là vấn đề màNgân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ nói riêng đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác và đầy đủ không, phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhưng bên cạnh đóquan trọng nhất là ý thức tự trả nợ vay khi đến hạn của khách hàng. Nếu đến ngày đáo hạn khách hàng không đến trả nợ thì từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý thích hợp. Hiểu được tầm quan trọng đó em sẽ phân tích tình hình thu nợ của Ngân hàng từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 để thấy rõ hơn về công tác thu nợ của Ngân hàng.

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Qua bảng 4.7 ta thấy tổng doanh số thu nợ đều giảm qua 3 năm từ 2011- 2013. Cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ giảm mạnh đến 4.297.775 triệu đồng, tương đương giảm 45,70% so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số thu nợ lại tiếp tục giảm nhưng chỉ giảm nhẹ (giảm 22,78%) so với năm 2012. Bước qua 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ đã có sự thay đổi so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể doanh số thu nợ đã tăng 621.002 triệu đồng, mặc dù chỉ tăng nhẹ (tăng gần 25%).

Bước đầu phân tích cũng cho ta thấy doanh số thu nợ tăng giảm qua các năm là do sự tác động của doanh số cho vay, thật vậy doanh số cho vay trong giai đoạn từ 2011-2013 đều giảm, đặc biệt là giảm mạnh trong năm 2012 và sau đó giảm nhẹ và đến 6 tháng đầu năm 2014 thì tình hình cho vay tăng trở lại, đây cũng là dấu hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng vì khi doanh số cho

57

vay tăng thì công tác thu nợ cũng sẽ tăng và ngược lại doanh số cho vay giảm kéo theo doanh số thu nợ cũng giảm. Ngoài ra, doanh số thu nợ bị tác động không nhỏ bởi doanh số thu nợ ngắn hạn vì doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (> 74%) trong tổng doanh số thu nợ vì Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn. Mặt khác cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng có thể luân chuyển nguồn vốn dễ dàng và giảm thiểu được rủi ro do sớm thu hồi vốn cho vay. Chúng ta sẽ đi phân tích vào từng doanh số thu nợ:

- Doanh số thu nợ ngắn hạn: năm 2012 là năm có nhiều sự thay đổi đối

với ACB – Cần thơ, doanh số thu nợ ngắn hạn bị sự tác động của doanh số cho vay ngắn hạn nên làm cho doanh số năm này giảm mạnh, cụ thể giảm 50,66% tương đương giảm 4.361.643 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2012 có nhiều biến động về tình hình kinh tế trong nước gây ảnh hưởng toàn hệ thống Ngân hàng, dẫn đến tình hình kinh doanh bị thua lỗ, khách hàng không trả nợ được những khoản đã vay của Ngân hàng, ngoài ra còn do tác động của doanh số cho vay ngắn hạn, việc cho vay không còn thoải mái như trước, Ngân hàng càng xiết chặt để giảm thiểu rủi ro nên tình hình cho vay ngắn hạn giảm kéo theo công tác thu nợ cũng giảm.

Đến năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục giảm nhưng chỉ giảm nhẹ, cụ thể là giảm 1.056.635 triệu đồng (giảm 24,87%) so với năm 2012, nguyên nhân là do Ngân hàng đã hạn chế việc xiết chặt cho vay vì muốn khôi phục lại vị trí của mình trong khu vực, hơn nữa Ngân hàng cũng muốn có lợi nhuận sau thời gian khủng hoảng như năm 2012. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng caođiều đó cho thấy Ngân hàng luôn tích cực trong việc thu hồi vốn vay ngắn hạn. Từ đó, ACB – Cần Thơ cần có những biện pháp xử lý nhanh để khắc phục tình trạng doanh số cho vay ngắn hạn giảm và cải thiện công tác thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ ngắn hạn đã tăng lên 454.065 triệu đồng, tương đương tăng 24,27% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên là do khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả và từ đó trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, nhà nước ta đã mạnh dạn giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng và sự đầu tư vốn kịp thời của Ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp nhà nước tăng trưởng và hoạt động có hiệu quả dẫn đến công tác thu nợ của Ngân hàng cũng khả quan hơn.

58

Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo thời hạn của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 8.609.695 4.248.052 3.191.417 1.870.618 2.324.683 (4.361.643) (50,66) (1.056.635) (24,87) 454.065 24,27

Trung và dài hạn 794.488 858.356 751.932 616.245 783.182 63.868 8,04 (106.424) (12,40) 166.937 27,09

DSTN 9.404.183 5.106.408 3.943.349 2.486.863 3.107.865 (4.297.775) (45,70) (1.163.059) (22,78) 621.002 24,97

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014

59

- Doanh số thu nợ trung và dài hạn: cũng như doanh số cho vay, doanh

số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn doanh số thu nợ ngắn hạn, chỉ chiếm khoảng 16% - 25%, riêng năm 2011 chỉ chiếm 8,45% trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Năm 2012 doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng lên 63.868 triệu đồng, tương đương tăng 8,04% so với năm 2011. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng năm 2012. Đạt được kết quả như vậy là do có những khoản nợ đã đến hạn trả nợ nên làm tăng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Đây chính là biểu hiện khả quan và là sự nổ lực rất lớn của cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng. Nhưng đến năm 2013 doanh số thu nợ trung và dài hạn lại giảm 106.424 triệu đồng, giảm 12,40% so với năm 2012, một phần là do Ngân hàng hạn chế trong việc cho vay vốn với những dự án kéo dài vì trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay thời gian thu hồi vốn sẽ rất chậm Ngân hàng không thể điều động được vốn khi cần thiết. Mặc khác là do những khoản vay đã trả vào năm 2012 lại tếp tục những khoản vay mới nên không thể thu hồi vốn vào năm 2013.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ trung và dài hạn lại quay về như năm 2012, các khoản vay đến hạn trả và vì thế doanh số thu nợ tăng lên 166.937 triệu đồng, tăng 27,09% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù ACB – Cần Thơ đã hạn chế việc cho vay nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ như đối với những khách hàng lâu năm luôn trả vốn và lãi đúng hạn nên Ngân hàng đã xem xét và duyệt cho những khách hàng vay nhằm hỗ trợ và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng vì lãi suất cho vay trung và dài hạn có mức lãi suất cao. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng không nên chủ quan mà phải xem xét điều kiện hồ sơ đúng theo qui định của Ngân hàng để có những hạn mức cho vay hợp lý không làm tổn hại đến Ngân hàng.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

- Ngành thương mại: qua bảng số liệu 4.8 ta thấy doanh số thu nợ ngành

thương mại từ năm 2011-2013 liên tục giảm, cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ giảm 2.003.571 triệu đồng, tương đương giảm 45,82% trong tổng doanh số thu nợ, cũng giống như phân tích ở trên, công tác thu nợ bị tác động của công tác cho vay, doanh số cho vay ngành thương mại vào năm 2012 cũng giảm mạnh do ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống Ngân hàng nên việc doanh số thu nợ ngành thương mai giảm là điều có thể xảy ra, tuy nhiên do doanh số thu nợ ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ (>46%) nên nó có ảnh hưởng nhiều đến việc làm cho tổng doanh số thu nợ giảm.

60

Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngành thƣơng mại 4.372.945 2.369.374 1.829.714 1.158.878 1.454.481 (2.003.571) (45,82) (539.660) (22,78) 295.603 25,51

Ngành nông, lâm nghiệp 3.244.443 1.817.881 1.348.625 843.046 1.087.752 (1.426.562) (43,97) (469.256) (25,81) 244.706 29,03

Ngành xây dựng 1.241.352 612.769 532.352 335.727 379.160 (628.583) (50,64) (80.417) (13,12) 43.433 12,94

Ngành khác 545.443 306.384 232.658 149.212 186.472 (239.059) (43,83) (73.726) (24,06) 37.260 24,97

DSTN 9.404.183 5.106.408 3.943.349 2.486.863 3.107.865 (4.297.775) (45,70) (1.163.059) (22,78) 621.002 24,97

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014

61

Đến năm 2013, doanh số thu nợ ngành thương mại lại giảm nhưng giảm chỉ bằng phân nửa so với năm 2012, giảm 22,78% tương đương giảm 539.660 triệu đồng, nguyên nhân là do ngành thương mại là một trong những ngành phát triển cao, những hợp đồng vay vốn để kinh doanh ngành thương mại cũng nhiều hơn và những dự án đó cũng mang tính khả thi cao nên Ngân hàng vẫn duyệt hồ sơ cho vay, điều đó lần nữa cho thấy nhận định của Ngân hàng là đúng khi doanh số thu nợ ngành thương mại cũng tăng lên cùng với doanh số cho vay, cho thấy công tác thu hồi nợ tốt của cán bộ Ngân hàng.

Mặc khác ngành thương mại kinh doanh có hiệu quả nên khách hàng trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn và làm cho doanh số này càng tăng lên, điển hình là doanh số thu nợ ngành thương mại tăng lên vào 6 tháng đầu năm 2014 cụ thể là tăng 295.603 triệu đồng, tương đương tăng 25,51% so với cùng kỳ năm 2013. Từ đó ta thấy rằng ACB – Cần Thơ nên tập trung vào những khoản cho vay vốn để mở rộng phát triển ngành thương mại vì nó thu hồi vốn nhanh và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và ngành này cũng đang có chiều hướng tích cực trên thị trường góp phần vào sự phát triển ngành trọng tâm của thành phố Cần Thơ.

- Ngành nông, lâm nghiệp: trong tổng doanh số thu nợ thì doanh số thu

nợ ngành nông, lâm nghiệp cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao (từ 34% - 36%) chỉ sau doanh số thu nợ ngành thương mại. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ trong 3 năm từ 2011-2013 đều giảm, năm 2012 doanh số thu nợ ngành nông, lâm nghiệp giảm 1.426.562 triệu đồng, giảm gần 44% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2013 doanh số này tiếp tục giảm 25,81%, tương đương giảm 469.256 triệu đồng, nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ ngành nông, lâm nghiệp giảm qua các năm là do sự tác động của doanh số cho vay của ngành nông, lâm nghiệp. Như ta đã biết ngành nông, lâm nghiệp là ngành đòi hỏi cần nguồn vốn lớn nhưng thời gian thu hồi vốn thì chậm nên Ngân hàng cũng hạn chế cho vay, mặt khác do tình hình sản xuất lúa không mang lại lợi nhuận như trước nên các hộ nông dân chuyển qua trồng những loại cây khác nhằm mang lại lợi nhuận nhưng khi bước qua những ngành khác do không am hiểu sâu nên kinh doanh bị lỗ vì thế không trả được vốn cho Ngân hàng nên làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ và làm doanh số thu nợ giảm.

Nhưng qua 6 tháng đầu năm 2014 tình hình cũng có khả quan khi doanh số thu nợ ngành nông, lâm nghiệp tăng, cụ thể tăng 244.706 triệu đồng, tương đương tăng 29,03% so với cùng kỳ năm 2013 cho thấy bên cạnh việc hạn chế cho vay để giảm thiểu rủi ro thì Ngân hàng vẫn xem xét những hồ sơ của nông

62

dân để một mặt giúp cho những hộ nông dân muốn vay vốn để đầu tư, mặt khác mang lại lợi nhuận thêm cho ACB – Cần Thơ.

- Ngành xây dựng: doanh số thu nợ năm 2012 giảm mạnh, cụ thể giảm

628.583 triệu đồng (giảm 50,64%) so với năm 2011, đến năm 2013 tình hình vẫn không có sự thay đổi khi doanh số thu nợ ngành xây dựng lại giảm nhưng chỉ giảm nhẹ (giảm 80.417 triệu đồng, tương đương 13,12%). Doanh số thu nợ ngành xây dựng luôn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 12% - 14%) trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng do ngành xây dựng đang trong giai đoạn khó khăn nên các dự án bị hạn chế việc xét duyệt xây dựng. Ngoài ra, do có quá nhiều công ty xây dựng mọc lên mà chủ yếu là từ nguồn vốn đi vay nên khi gặp khó khăn công ty không thể chống đỡ được một mặt công ty phải trả lương cho công nhân nhưng lại không có công trình để làm, mặt khác phải trả lãi cho Ngân hàng với mức lãi lớn, do nắm bắt được tình hình đó nên Ngân hàng đã hạn chế việc cho vay vốn để xây dựng nên cũng phần nào hạn chế được rủi ro do ngành này mang lại và cũng làm cho doanh số thu nợ giảm. Một nguyên nhân cũng làm cho doanh số thu nợ giảm là do những công trình xây dựng rất lâu mới có thể thu hồi lại được nguồn tiền từ công trình xây dựng lớn nên thường là đến cuối năm các công trình mới được quyết toán dẫn đến tình trạnh công ty phải có nguồn vốn dồi dào để chủ động trong vấn đề trả lương cho công nhân nên cũng một phần ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.

Đến năm 2014 doanh số thu nợ ngành xây dựng tăng lên, cụ thể là tăng 43.433 triệu đồng, tương đương tăng 12,94% so với cùng kỳ năm 2013 nguyên nhân là do các công ty còn trụ vững sau thời kỳ khó khăn và có những dự án khả thi nên Ngân hàng cũng chủ động trong vấn đề xét duyệt để một phần giúp đỡ những doanh nghiệp phục hồi sau giai đoạn khó khăn.

Ngoài những ngành nêu trên thì còn có những ngành khác Ngân hàng cũng cho vay vốn như: thủy sản, nhà hàng khách sạn, tuy nhiên tỷ trọng nó rất nhỏ và Ngân hàng cũng ít cho vay. Tuy vậy nhưng doanh số thu nợ cũng giảm qua các năm, năm 2012 doanh số giảm 239.059 triệu đồng, tương đương giảm 43,83% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số tiếp tục giảm 73.726 triệu đồng, tương đương 24,06% so với năm 2012 và qua đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số lại có những tiến triển khi tăng 37.260 triệu đồng. Qua đó cho thấy tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng cho ta thấy tình hình năm 2014 đã có những bước tốt hơn so với nhưng năm cũ, doanh số cho vay tăng làm cho

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)