Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 89)

Song song với việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được ACB – Cần Thơ đặt lên hàng đầu. Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng, một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của Ngân hàng đã bị rủi ro và làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. Để thấy được tình hình nợ xấu tại ACB – Cần Thơ ta xem qua bảng số liệu sau:

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng

Qua bảng số liệu 4.13 ta thấy tổng nợ xấu của ACB – Cần Thơ tăng liên tục qua các năm như năm 2012 nợ xấu tăng 25.946 triệu đồng, tương đương tăng 202,85% so với năm 2011 đến năm 2013 tình hình nợ xấu tăng 22.143 triệu đồng, tương đương tăng 57,16% nhưng đã giảm ¼ so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014, cụ thể là 6 tháng đầu năm tình hình nợ xấu mặc dù có tăng hơn cuối năm 2013 nhưng lại giảm so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể nợ xấu giảm 726 triệu đồng, tương đương giảm 1,09%. Chúng ta sẽ phân tích nợ xấu của ngắn hạn và nợ xấu của trung và dài hạn để tìm hiểu nguyên nhân tại sao có sự sụt giảm như vậy:

- Nợ xấu ngắn hạn: qua phân tích tình hình tổng nợ xấu của ACB – Cần

Thơ ta thấy nợ xấu ngắn hạn có tác động lớn đến Ngân hàng vì nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu (chiếm trên 80%). Năm 2012 nợ xấu ngắn hạn tăng 20.222 triệu đồng (tăng 191,35%) so với năm 2011 nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, khối lượng thanh toán hợp đồng chậm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kéo theo sự trễ nãi trong việc trả nợ Ngân hàng.

76

Bảng 4.13: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 10.568 30.790 51.739 60.772 58.119 20.222 191,35 20.949 68,04 (2.653) (4,37)

Trung và dài hạn 2.223 7.947 9.141 5.893 7.820 5.724 257,49 1.194 15,02 1.927 (32,70)

Nợ xấu 12.791 38.737 60.880 66.665 65.939 25.946 202,85 22.143 57,16 (726) (1,09)

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014

77

Mặt khác, nợ xấu ngắn hạn năm 2012 tăng là do ảnh hưởng của doanh số cho vay ngắn hạn và tình hình dư nợ ngắn hạn năm 2012 cũng chiếm tỷ trọng cao nên làm do tình hình nợ xấu ngắn hạn tăng là điều dễ hiểu. Đến năm 2013 nợ xấu ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng, cụ thể tăng 20.949 triệu đồng, tương đương tăng 68,04% so với năm 2012. Qua đó ta thấy tình hình nợ xấu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chỉ bằng ¼ so với năm 2012 nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của cho vay và dư nợ tăng quá nhanh trong năm nay vì thế không thể tránh tác động đến nợ xấu. Nợ xấu ngắn hạn tăng nhanh có thể là do trong công tác thẩm định cho vay ngắn hạn trong những năm trước còn chủ quan nên làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng cao. Mặt khác là do phía người vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cũng làm cho nợ xấu tăng. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình nợ xấu đã có những sự thay đổi khi nợ xấu ngắn hạn đã giảm 2.653 triệu đồng (giảm 4,37%) so với 6 tháng đầu năm 2013 nguyên nhân là do năm 2014 Ngân hàng đã có những chính sách thay đổi gia tăng doanh số cho vay đồng thời tích cực trong công tác thu hồi nợ nên làm cho dư nợ ngắn hạn giảm nên làm cho nợ xấu 6 tháng đầu năm có những thay đổi tích cực như vậy.

- Nợ xấu trung và dài hạn: trong tổng nợ xấu của Ngân hàng thì nợ xấu

trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng nợ xấu của Ngân hàng mặc dù nợ xấu trung và dài hạn luôn tăng qua các năm cụ thể như nợ xấu trung và dài hạn năm 2012 đạt 7.947 triệu đồng tăng 5.724 triệu đồng, tương đương tăng 257,49% so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ xấu trung và dài hạn lại tiếp tục tăng 1.194 triệu đồng tương đương tăng 15,02% so với năm 2012 tốc độ giảm rất nhiều so với năm 2012 nguyên nhân là do những món vay trung và dài hạn thường chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, mặc dù nó tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trong nhỏ nên cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng đã đề ra.Một nguyên nhân khác nữa xuất phát từ bản thân Ngân hàng là việc xử lý nợ chưa triệt để vào nhiều năm trước, một số cán bộ tín dụng còn kém về nghiệp vụ nhất là trong khâu thẩm định và tái thẩm định nên làm cho dư nợ tăng giảm liên tục kéo theo nợ xấu trung và dài hạn tăng lên. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình nợ xấu tăng lên 1.927 triệu đồng, tương đương tăng 32,70% so với cùng kỳ năm 2013, tình hình nợ xấu ngày một tăng lên báo hiệu khả năng mất vốn của Ngân hàng ngày càng cao nhưng đây là điều tất yếu vì Ngân hàng đang mở rộng hoạt động cho vay của mình, doanh số cho vay tăng cao nên các dư nợ cũng tăng lên qua từng năm bao gồm cả nợ xấu. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên thận trọng xem xét, thẩm định và thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng để làm cho nợ xấu trung và dài hạn giảm xuống, cũng góp

78

phần giảm rủi ro cho Ngân hàng. Qua phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn của ACB – Cần Thơ ta thấy bất cứ một Ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ và lãi đúng hạn như vậy Ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra được lợi nhuận từ việc cấp tín dụng. Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ xấu thì ngoài việc Ngân hàng tiến hành thẩm định đúng trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu hồi nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng.

4.2.4.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế

- Nợ xấu ngành thương mại: qua bảng số liệu 4.14 ta thấy tình hình nợ

xấu của ACB – Cần Thơ tăng liên tục qua các năm, nợ xấu tăng liên tục đối với ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao sẽ ảnh hưởng đến tổng nợ xấu và gây những khó khăn trong Ngân hàng. Chúng ta thấy rõ như vào năm 2011 nợ xấu ngành chỉ đạt 4.835 triệu đồng nhưng đến năm 2012 nợ xấu đã tăng lên 5.701 triệu đồng, tăng 117,91% so với năm 2011 nguyên nhân là do ảnh hưởng từ nền kinh tế nên tất cả các ngành đều bị biến động không nhỏ, nắm được tình hình đó nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay với những ngành mang lại rủi ro mà tập trung vào ngành thương mại để nhằm mang lại lợi nhuận giúp Ngân hàng vượt qua được khó khăn nên trong năm 2012 mặc dù Ngân hàng đã giảm công tác cho vay và nâng cao công tác thu hồi nợ dẫn đến dư nợ giảm nhưng nợ xấu vẫn tăng cao nguyên nhân là do Ngân hàng vẫn còn tiềm ẩn nhiều khách hàng rủi ro cố tình không trả nợ cho Ngân hàng.

Đến năm 2013 tình hình lại tiếp tục tăng làm cho Ngân hàng phải đau đầu, cụ thể nợ xấu ngành thương mại tăng 13.207 triệu đồng, tương đương tăng 125,35% so với năm 2012, nợ xấu lại tăng lên nhưng chúng ta kết luận là do công tác thu hồi nợ không tốt là không chính xác. Ta hãy xét lại tình hình dư nợ của ngành thương mại trong năm 2013, ta thấy tình hình dư nợ tăng do Ngân hàng tăng doanh số cho vay ngành thương mại lên nhưng đây chỉ là đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế nên mặc dù công tác thu nợ vẫn được theo dõi sát nhưng vẫn làm cho tình hình dư nợ tăng so với năm 2012 và dẫn đến nợ xấu tăng là điều dễ hiểu. Khi Ngân hàng muốn mở rộng qui mô hoạt động của mình thì Ngân hàng phải chịu một mức rủi ro đi kèm, không chi riêng ACB – Cần thơ mà các Ngân hàng khác cũng như vậy.

Bước qua năm 2014 điển hình là 6 tháng đầu năm thì nợ xấu ngành thương mại tăng 5.224 triệu đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2013, ta thấy tốc độ tăng đã giảm nhiều cho thấy những dự tính của Ngân hàng đều

79

hiệu quả, khi chỉ trong nửa năm mà doanh số cho vay đã tăng vọt những dự án kinh doanh được triển khai kèm theo đó là Ngân hàng luôn bám sát khách hàng để có thể chủ động được khi có trường hợp xấu xảy ra vì những lý do nêu trên nên làm cho nợ xấu tăng lên nhưng chỉ tăng nhẹ. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng nên tích cực hơn để làm cho nợ xấu không tăng cao hơn nữa, để bớt được mối quan tâm đáng lo ngại vì khi nợ xấu tăng cao thì Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro và làm cho chi phí tăng và không mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

- Nợ xấu ngành nông, lâm nghiệp: ngoài ngành thương mại có nợ xấu

tăng qua các năm thì ngành nông, lâm nghiệp cũng không ngoại lệ nhưng tốc độ tăng giảm rất nhiều so với ngành thương mại. Qua bảng 4.14 ta thấy năm 2012 nợ xấu ngành tăng 4.923 triệu đồng, tương đương tăng 157,08% so với năm 2011 tuy ngành nông, lâm nghiệp không là ngành trọng tâm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng cũng là ngành trọng tâm mà thành phố Cần Thơ muốn phát triển nên khi Ngân hàng đã đầu tư thì luôn muốn ngành này mang lại lợi nhuận nhưng ta thấy nợ xấu luôn tăng nguyên nhân là do một phần từ phía khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình không trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng một phần là do không kiểm định đúng khách hàng, không theo sát khách hàng nên khách hàng vay vốn và dùng sai vào mục đích kinh doanh của mình nên đến thời hạn trả vốn và lãi cho Ngân hàng thì khách hàng không có khả năng. Tuy Ngân hàng đã có những biện pháp giúp cho khách hàng gia hạn thêm thời gian trả nợ nhưng cũng không mang lại kết quả vì đó không là nhóm khách hàng mục tiêu mà Ngân hàng hướng đến nên làm cho nợ xấu tăng cao.

Đến năm 2013 tình hình nợ xấu vẫn tăng nhưng đã có những sự thay đổi nhất định nợ xấu ngành tăng 9.294 triệu đồng, tương đương tăng 115,35% so với năm 2012. Mặc dù nợ xấu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm, một phần là do cán bộ tín dụng đã có kinh nghiệm trong việc chọn lựa khách hàng khi cho vay vốn nên cũng phần nào giảm được những rủi ro, hai nữa là do công tác thu hồi nợ luôn bám sát khách hàng, nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ. Tình hình khả quan hơn khi đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu ngành nông, lâm nghiệp đã giảm so với cùng kỳ năm 2013 cụ thể là nợ xấu giảm 2.032 triệu đồng, giảm gần 12% cho thấy những sự thay đổi từ những điều chỉnh của Ngân hàng trong việc ngăn chặn kịp thời để hạn chế nợ xấu, một phần do khách hàng kinh doanh có hiệu quả tuy chỉ là bước đầu nhưng khách hàng cũng thiện chí trả nợ do Ngân hàng đã giúp họ có nguồn vốn kinh doanh trong thời kì khó khăn, đây là kết quả của việc tác động qua lại giữa khách hàng và Ngân hàng.

80

Bảng 4.14: Nợ xấu theo ngành kinh tế của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngành thƣơng mại 4.835 10.536 23.743 22.800 28.024 5.701 117,91 13.207 125,35 5.224 22,91 Ngành nông, lâm nghiệp 3.134 8.057 17.351 17.066 15.034 4.923 157,08 9.294 115,35 (2.032) (11,91) Ngành xây dựng 4.106 18.129 16.133 22.466 18.595 14.023 341,52 (1.996) (11,01) (3.871) (17,23) Ngành khác 716 2.015 3.653 4.333 4.286 1.299 181,42 1.638 81,29 (47) (1,08) Nợ xấu 12.791 38.737 60.880 66.665 65.939 25.946 202,85 22.143 57,16 (726) (1,09)

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014

81

- Nợ xấu ngành xây dựng: ngành xây dựng là một trong những ngành

có mối nguy hiểm cho Ngân hàng, dù là chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tầm ảnh hưởng của nó không hề nhỏ, đây là ngành khiến nhiều công ty phải phá sản do không vượt qua được trong thời kỳ khó khăn. Năm 2012 nợ xấu ngành xây dựng tăng 14.023 triệu đồng, tương đương tăng 341,52% so với năm 2011, mặc dù Ngân hàng đã giảm lượng vốn cho vay trong ngành này nhưng nợ xấu vẫn không hề nhỏ. Ngân hàng đã triển khai mạnh mẽ trong vấn đề tập trung cho vay các ngành ít rủi ro hơn và nó đã được biểu hiện trong năm 2013 nợ xấu ngành đã giảm 1.996 triệu đồng, giảm khoảng 11% so với năm 2012 dù là giảm lượng nhỏ nhưng cho thấy bước đầu Ngân hàng cũng đã có biện pháp xử lý vấn đề dư nợ của ngành xây dựng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu đã giảm 3.871 triệu đồng, tương đương giảm 17,23% so với cùng kỳ năm 2013 nguyên nhân là do ngành xây dựng không còn ồ ạt như những năm trước các công trình cũng giảm nhiều và do ảnh hưởng của các Ngân hàng trong khu vực hạn chế cho vay vốn để xây dựng. Tuy là giảm cho vay đối với ngành xây dựng nhưng đối với những khách hàng lâu năm có dấu hiệu phục hồi sau khó khăn thì Ngân hàng vẫn cho vay nhưng chỉ với lượng vốn mà Ngân hàng kiểm soát được và đánh giá cao việc khách hàng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Ngoài những ngành nêu trên thì có một số nhóm khách hàng mà thường tập trung vào các cán bộ, công nhân viên. Do họ ít có nguồn vốn trong sinh hoạt, nên khi có nhu cầu vốn phục vụ cho sinh hoạt họ đến Ngân hàng vay vốn nhưng sau khi vay vốn nhóm đối tượng này ít có khả năng tạo ra tiền, vốn sau khi vay nên không sinh ra lợi nhuận, khi đến hạn trả nợ nhóm vay vốn cho mục đích này khó có khả năng hoàn trả đúng thời hạn. Vì lý do đó nên làm cho nợ xấu tăng lên qua các năm, cụ thể là năm 2012 nợ xấu tăng lên 1.299 triệu đồng, tăng 181,42% so với năm 2011, đến năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng 1.638 triệu đồng, tương đương tăng 81,29% so với năm 2012. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu đã giảm 47 triệu đồng, tương đương giảm 1,08% so với cùng kỳ năm 2013 tuy chỉ giảm một lượng nhỏ nhưng cũng do sự chủ động của Ngân hàng, một phần là do chỉ vay để sinh hoạt nên chỉ vay lượng vốn nhỏ nên khách hàng cũng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

4.2.4.3 Nợ xấu theo tài sản đảm bảo

- Nợ xấu của thế chấp: nhìn vào bảng 4.15 ta thấy nợ xấu của Ngân

hàng tăng qua các năm, chủ yếu là bị ảnh hưởng nợ xấu của thế chấp như ta đã phân tích ở trên thì doanh số cho vay, doanh số thu nợ và cả dư nợ của thế chấp luôn chiếm tỷ trong cao qua các năm nên việc nợ xấu của thế chấp tăng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)