3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ THƠ
3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu có tên giao dịch tiếng Anh là: Asia Commercial Bank, gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB).
Ngân hàng TMCP Á Châu mở chi nhánh Cần Thơ nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của thành phố Cần Thơ nói chung và của từng hộ dân nói riêng. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập dựa trên sự chấp thuận của NHNN (giấy phép chấp thuận cho mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do NHNN Việt Nam cấp số 069384, cấp ngày 19/06/1995) và sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (giấy phép số 52/QĐUBT).
27/03/1996 NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động theo pháp lệnh của Ngân hàng, có bảng tổng kết tài sản riêng và có con dấu riêng. Gần 20 năm hoạt động. ACB – Cần Thơ đã góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển của thành phố Cần Thơ, ngày càng nâng cao vị thế và trở thành đối tác đáng tin cậy của khách hàng. Phương châm hoạt động của ACB - Cần Thơ là “luôn hướng đến sự hoàn thiện tạo dựng giá trị cao nhất cho khách hàng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần, niềm nở Ngân hàng luôn tạo được sự tin cậy của quý khách hàng”.
Trụ sở hiện nay: 14-16B Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Điện thoại: (0710).3825610 – 3825628
Fax: (0710).3825641
Hiện nay ACB – Cần Thơ có 5 phòng giao dịch là: Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới, Xuân Khánh và Tây Đô.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
21
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức ACB – Cần Thơ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG HỖ TRỢ & DỊCH VỤ PHÒNG GIAO DỊCH & NGÂN QUỸ BỘ PHẬN XỬ LÝ NỢ BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH – KẾ TOÁN BỘ PHẬN PTTD BỘ PHẬN QHKH BỘ PHẬN TDCN BỘ PHẬN TVTCCN BỘ PHẬN HTTD BỘ PHẬN PLCT BỘ PHẬN GIAO DỊCH BỘ PHẬN NGÂN QUỸ
22
3.1.2.2 Chức năng của các bộ phận
a) Ban giám đốc
Ban giám đốc: gồm có giám đốc và phó giám đốc trực tiếp điều hành, quyết định toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị, công văn và phổ biến cho cán bộ, công nhân viên trong Ngân hàng, đồng thời vạch ra các phương hướng phát triển của Ngân hàng.
Giám đốc ngân hàng: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ, điều hành mọi hoạt động kinh doanh theo quyền hành của chi nhánh. Là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc được giao.
Phó giám đốc: có nhiệm vụ hỗ trợ cùng giám đốc trong các nghiệp vụ, giám sát sự hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc các mục tiêu đề ra.
b) Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Trưởng phòng, trưởng bộ phận và bộ phận phân tích tín dụng (CA), bộ phận quan hệ khách hàng.
Nhiệm vụ: tìm kiếm khách hàng thông qua công tác tiếp thị bán hàng, tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng, lập kế hoạch tiếp thị, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu sản phẩm dịch vụ. Thu thập thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, năng lực và uy tín của doanh nghiệp. Hướng dẫn các thủ tục và hồ sơ cần thiết cho khách hàng khi đến Ngân hàng, thẩm định khách hàng, lập tờ trình, phối hợp với chuyên viên phân tích tín dụng đề xuất cấp tín dụng và các vấn đề liên quan. Phát triển mối quan hệ khách hàng để khai thác tối đa nhu cầu sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
c) Phòng khách hàng cá nhân
Phòng khách hàng cá nhân bao gồm: Trưởng phòng, trưởng bộ phận và bộ phận tín dụng cá nhân, bộ phận tư vấn tài chính cá nhân (PCF).
Nhiệm vụ: chủ động tìm kiếm đối tượng khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ thuộc đối tượng khách hàng cá nhân. Duy trì khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp thông tin, tiện ích sản phẩm đến từng khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của Ngân hàng, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm và các điều kiện liên quan cho hợp lý. Tiến hành thẩm định và lập hồ sơ thẩm định. Thu thập thông tin và các chứng từ có liên quan đến hồ sơ tín dụng của khách hàng. Thẩm định và phân tích các thông tin đã thu thập. Nhận xét và đưa ra đề xuất đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng.
23
d) Phòng hỗ trợ & dịch vụ
Phòng hỗ trợ & dịch vụ bao gồm: Trưởng phòng, trưởng bộ phận, bộ phận hỗ trợ tín dụng và bộ phận pháp lý, chứng từ.
Bộ phận hỗ trợ tín dụng có nhiệm vụ: thẩm định tài sản đảm bảo; kiểm tra tính xác thực các thông tin về tài sản đảm bảo, lập tờ trình thẩm định tài sản.
Bộ phận pháp lý chứng từ có nhiệm vụ: trực tiếp thực hiện phê duyệt của Hội đồng tín dụng, Ban tín dụng, cấp có thẩm quyền xét duyệt khác, thực hiện thủ tục công chứng và đăng kí tài sản đảm bảo, hướng dẫn khách hàng kí kết các hợp đồng, các thỏa thuận. Cam kết sau khi đã soạn thảo, thực hiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền liên quan đến tài sản đảm bảo trong thời gian tài sản đảm bảo đang được đảm bảo tại ACB, tư vấn cho các trưởng đơn vị những việc liên quan đến nghiệp vụ pháp lý chứng từ.
e) Phòng giao dịch & ngân quỹ
Phòng giao dịch & ngân quỹ bao gồm: Trưởng phòng, trưởng bộ phận, bộ phận giao dịch và bộ phận ngân quỹ.
Nhiệm vụ: hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện các giao dịch gửi và rút tiền trên tài khoản chuyên dụng của khách hàng. Thực hiên ký quỹ chờ thanh toán, thư tín dụng, mua bán bất động sản,... Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay, thu các loại phí dịch vụ theo biểu phí ban hành, nhận tiếp quỹ nghiệp vụ đầu ngày và kết quỹ cuối ngày. Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với số tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng, phòng giao dịch có một phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi tính lãi, so sánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ....).
f) Bộ phận xử lý nợ
Nhiệm vụ: tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại hồ sơ quá hạn khó đòi. Thẩm định, định giá, nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn khó đòi. Đề xuất biện pháp, hướng xử lý thích hợp đạt hiệu quả cao nhất. Lập hồ sơ khởi kiện, tham gia vào quá trình tố tụng để thu hồi nợ.
g) Bộ phận hành chính – kế toán
Nhiệm vụ: hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, soạn thảo các báo cáo tài chính. Rà soát, lên kế hoạch và quản lí chi phí của Ngân hàng để báo cáo lên các cấp lãnh đạo. Thực hiện quản lí nhân sự, tiền lương của nhân viên. Hỗ trợ thực hiện các công tác hành chính quản trị của Ngân hàng.
24
3.1.3 Sản phẩm dịch vụ
Các sản phẩm và dịch vụ của ACB – Cần Thơ hoàn toàn giống với hệ thống. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế và khách hàng của mỗi vùng miền khác nhau nên sẽ có một số điều chỉnh để phù hợp. Về cơ bản, ACB – Cần Thơ vẫn phải đảm bảo cung cấp các sản phẩm sau:
- Trung gian tài chính: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dich vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua Ngân hàng.
- Hoạt động huy động vốn: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Hoạt động sử dụng vốn: cung cấp tín dụng, đầu tư và hùn vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
- Phát hành thanh toán thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng.
- Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ phong phú nhất, uy tín và chất lượng.
3.1.4 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ. Cần Thơ.
Quy trình tín dụng là các bước nghiệp vụ được thực hiện theo một chương trình, lịch trình đã được quy định cho việc quản lý an toàn.
Quy trình cho vay ở ACB được xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống ACB. Quy trình cho vay gồm 15 bước cơ bản:
1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ. 2. Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình.
3. Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng. 4. Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo nợ vay.
5. Nhận và quản lý tài sản đảm bảo.
6. Lập hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ. 7. Tạo tài khoản vay và giải ngân.
8. Lưu trữ hồ sơ.
9. Kiểm tra theo dõi khoản vay – thu nợ gốc và lãi vay. 10. Tái đánh giá lại các dự án trung – dài hạn đã tài trợ. 11. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
25 12. Chuyển nợ quá hạn.
13. Khởi kiện thu hồi nợ xấu. 14. Miễn, giảm lãi.
15. Thanh lý, tất toán khoản vay.
3.1.5 Nguyên tắc phê duyệt tín dụng
Các quyết định cấp tín dụng phải được thực hiện theo pháp luật và chính sách tín dụng của ACB.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả.
Các quyết định phê duyệt cấp tín dụng của Hội đồng tín dụng, Ban tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. (100% thành viên).
Người thẩm định, kiến nghị cấp tín dụng không đồng thời là người phê duyệt.
Chuyên viên phê duyệt tín dụng chỉ phê duyệt hồ sơ tín dụng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một khoản tín dụng được phê duyệt theo cơ chế chuyên viên.
- Người xét tín dụng không được tham gia vào xét duyệt hồ sơ tín dụng trong các trường hợp:
Có quan hệ gia đình với khách hàng cá nhân, hoặc với các thành viên góp vốn, thành viên Ban Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng.
Có quan hệ góp vốn hoặc là thành viên Ban Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng.
Có quan hệ gia đình với người thẩm định, kiến nghị cấp tín dụng.
- Hồ sơ tín dụng được trình cho cấp xét duyệt cao hơn trong các trường hợp:
Chuyên viên xét duyệt tín dụng chưa đủ cơ sở ra quyết định.
Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch không đồng ý với kết quả xét cấp tín dụng.
Thành viên ban tín dụng có ý kiến khác nhau.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ).
Có một trong các loại han mức phê duyệt vượt thẩm quyền phê duyệt của cấp phê duyệt (trừ cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, chứng từ có giá).
26
Trường hợp các khoản cấp tín dụng của doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp nào thì khoản tín dụng của chủ doanh nghiệp, công ty, Hội đồng thành viên có vốn góp lớn nhất buộc phải thuộc thẩm quyền phê duyệt cùng cấp cao hơn theo thẩm quyền và ngược lại.
Trường hợp tổng mức cấp tín dụng của doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và chủ doanh nghiệp, công ty, Hội đồng thành viên hoặc thành viên có vốn góp lớn nhất cao hơn hạn mức của cấp phê duyệt ban đầu thì trình cho cấp phê duyệt cao hơn theo thẩm quyền.
3.1.6 Nguyên tắc xây dựng hạn mức phê duyệt
Tuân thủ chính sách tín dụng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
Phù hợp với nguồn lực ACB tại từng chi nhánh, từng khu vực kinh doanh.
Hạn mức phê duyệt của từng chuyên viên phê duyệt dựa vào năng lực, kinh nghiệm của từng thành viên.
Hạn mức phê duyệt của một cấp phê duyệt được tính theo mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, số tiền ứng trước bao thanh toán của mỗi loại sản phẩm mà cấp phê duyệt đối với một khách hàng tại thời điểm phê duyệt trên toàn hệ thống ACB.
Hạn mức phê duyệt cấp tín dụng của từng Ban tín dụng do Hội đồng tín dụng quyết định, Tổng giám đốc ban hành.
3.1.7 Nguyên tắc trình duyệt hồ sơ
Mỗi hồ sơ tín dụng chỉ trình cho một cấp phê duyệt tùy hạn mức phán quyết. Trường hợp khoản vay vừa thuộc hạn mức phê duyệt theo cơ chế chuyên viên, vừa thuộc hạn mức phê duyệt của Ban tín dụng cung cấp thì ưu tiên phê duyệt theo cơ chế chuyên viên.
Trường hợp khoản vay vừa thuộc hạn mức phê duyệt của Ban tín dụng vừa thuộc hạn mức phê duyệt của chuyên viên cao cấp hơn thì ưu tiên phê duyệt theo cơ chế Ban tín dụng.
Tất cả hồ sơ tín dụng phê duyệt đều thông qua đầu mối là thư ký Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng để theo dõi và lưu trữ hồ sơ sau khi phê duyệt.
Việc luân chuyển hồ sơ tín dụng được thực hiện theo hướng dẫn phối hợp phê duyệt cấp tín dụng.
27
3.1.8 Quy định về trình hồ sơ
Cán bộ tín dụng phải trình bày trọng tâm các nội dung có liên quan đến đề nghị cấp tín dụng.
Cần nêu rõ các điểm cần lưu ý, các rủi ro của các khoản vay cho các cấp phê duyệt (nợ xấu, tài sản đảm bảo chưa đầy đủ pháp lý, tình hình tài chính đang xấu đi).
Nghiêm cấm việc tiết lộ ý kiến cá nhân của thành viên Hội đồng quản trị, Ban tín dụng về quyết định cấp tín dụng dưới mọi hình thức.
Các đơn vị chỉ gửi thông báo về quyết định cấp tín dụng cho khách hàng sau khi có quyết định của cấp phê duyệt.
3.2 PHÂN TÍCH CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
Để có thể đánh giá hoạt động cho vay một cách tổng quát, chúng ta có thể phân tích các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu qua bảng 3.1, cụ thể như sau:
- Doanh số cho vay:
Trong giai đoạn từ 2011-2013 thì doanh số cho vay của ACB – Cần Thơ đều giảm, điểm cần lưu ý trong giai đoạn này là sự sụt giảm mạnh vào năm 2012, giảm hơn 46% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thu nhập của cá nhân không tốt như giai đoạn trước vì thế nhu cầu vay vốn không cao, nắm được tình hình đó nên Ngân hàng đã quyết định thu hẹp qui mô cho vay để kiểm soát chất lượng tín dụng nên công tác thẩm định hồ sơ được chú trọng hơn, chặt chẽ hơn và đối tượng cho vay cũng hạn chế lại nhằm tạo tính an toàn.
Sang năm 2013, tình hình doanh số cho vay vẫn tiếp tục giảm (gần 17% tương đương 826.474 triệu đồng) nhưng không giảm mạnh như năm 2012 nguyên nhân là do Ngân hàng có điều chỉnh mức lãi suất cho vay, mặt khác dù Ngân hàng thu hẹp qui mô nhưng bên cạnh đó vẫn tiếp tục duy trì với những khách hàng lớn và khách hàng tiềm năng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để sử dụng vào mục đích của mình và cũng giúp cho Ngân hàng vẫn đảm bảo chất lượng cho vay.
28
Bảng 3.1: Hoạt động tín dụng chung của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 9.251.469 4.993.688 4.167.214 2.627.255 3.224.794 (4.257.781) (46,02) (826.474) (16,55) 597.539 22,74
Doanh số thu nợ 9.404.183 5.106.408 3.943.349 2.486.863 3.107.865 (4.297.775) (45,70) (1.163.059) (22,78) 621.002 24,97
Dƣ nợ 1.122.075 1.009.355 1.233.220 1.149.747 1.350.149 (112.720) (10,05) 223.865 22,18 200.402 17,43
Nợ xấu 12.791 38.737 60.880 66.665 65.939 25.946 202,85 22.143 57,16 (726) (1,09)
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ
6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014
29
Đến năm 2014 tình hình doanh số cho vay có những thay đổi, mặc dù chỉ