4.1.2.1 Huy động vốn theo thời hạn
97% 97% 98% 98% 99% 99% 100% 100% 2011 2012 2013 099% 098% 098% 001% 002% 002% N ăm
40
Bảng 4.2: Huy động vốn theo thời hạn của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Có kỳ hạn 1.276.415 1.112.644 879.052 968.858 809.148 (163.771) (12,83) (233.592) (20,99) (159.710) (16,48)
Không kỳ hạn 60.248 67.259 78.554 72.925 84.938 7.011 11,64 11.295 16,79 12.013 16,47
Tổng vốn huy động 1.336.663 1.179.903 957.606 1.041.783 894.086 (156.760) (11,73) (222.297) (18,84) (147.697) (14,18)
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ 6T2013: 6 tháng đầu năm 2013
41
Huy động vốn là một trong hai hoạt động tín dụng chính của ACB – Cần Thơ nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ trong dân cư và các tổ chức kinh tế rồi dùng nó cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn nhằm mang lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng. Trong công tác huy động vốn khách hàng có quyền lựa chọn nơi gửi tiền mà họ xem là đáng tin tưởng nhất, đáp ứng được mục đích gửi tiền của mình là cao nhất. Nắm được nhu cầu của khách hàng, ACB – Cần Thơ không ngừng tạọ lập, củng cố thương hiệu của mình trên thị trường để tạo niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó, có một điều không kém phần quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên trong Ngân hàng, họ phải làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, hài lòng khi giao dịch với Ngân hàng. Như vậy Ngân hàng mới có thể đạt được kết quả cao trong công tác huy động. Chúng ta sẽ cùng xem xét bảng 4.2 để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng:
Như đã phân tích ở trên tổng vốn huy động của ACB – Cần Thơ đều giảm từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 sự sụt giảm bắt đầu từ năm 2012, vốn huy động chỉ đạt 1.179.903 triệu đồng, giảm 156.760 triệu đồng so với năm 2011, sang năm 2013 lại tiếp tục giảm 222.297 triệu đồng so với năm 2012 và bước sang 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động lại giảm 147.697 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Sự sụt giảm vốn huy động phần lớn là do sự ảnh hưởng của tiền gửi có kỳ hạn. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của ACB – Cần Thơ luôn chiếm tỷ trọng cao (chiếm từ 90% - 95%) trên tổng nguồn vốn huy động, nguyên nhân là do tiền gửi có kỳ hạn có mức lãi suất cao hơn nên thu hút người gửi tiền nhiều hơn, hơn nữa ngày nay người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn nếu cần thiết nên họ không từ bỏ cơ hội mở rộng khoản tiền lãi nhận được nên làm cho tiền gửi có kỳ hạn tăng lên. Ngược lại, tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (dao động từ 4% - 7% ) trong tổng nguồn vốn nên mặc dù tiền gửi không kỳ hạn trong những năm qua tăng lên nhưng nó không tác động đến tổng vốn huy động. Chúng ta sẽ phân tích vào từng loại tiền gửi để hiểu rõ hơn vì sao vốn huy động lại giảm qua các năm:
- Tiền gửi có kỳ hạn: như đã nói ở trên tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng vốn huy động mặc dù tỷ trọng này qua các năm có giảm, cụ thể là năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn giảm 163.771 triệu đồng, tương đương 12,83% so với năm 2011, đến năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn giảm 233.592 triệu đồng so với năm 2012 và đến năm 2014 điển hình là 6 tháng đầu năm thì tình hình cũng không được cải thiện khi loại tiền gửi này tiếp tục giảm, giảm gần 16,5% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là hoạt động kinh doanh không thuận lợi nên khách hàng không có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng hoặc khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng có lãi suất cao hơn,
42
hoặcdo sự lôi kéo khách hàng từ những Ngân hàng khác với những ưu đãi hơn so với ACB – Cần thơ. Nhận thức được tình trạng như thế Ngân hàng cần có những biện pháp kịp thời như thay đổi mức lãi suất, có nhiều kỳ hạn gửi tiền hơn vì khách hàng có xu hướng chọn cách chuyển loại tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn để nhận được nhiều lãi hơn. Ngoài ra nên ưu đãi đối với khách hàng thân thiết và cái quan trọng là phong cách phục vụ của nhân viên Ngân hàng.
- Tiền gửi không kỳ hạn: ngược lại với tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi
không kỳ hạn của ACB – Cần Thơ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đây là một điểm tốt của ACB – Cần Thơ vì nếu tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao mà lãi suất huy động của loại tiền gửi này thấp cộng thêm loại tiền gửi này không thể đem toàn bộ đầu tư, cho vay vì phải giữ lại một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định để đảm bảo khả năng thanh khoản thì sẽ không an toàn cho Ngân hàng. Mặt khác, tiền gửi không kỳ hạn thường là tiền gửi thanh toán là chủ yếu, mà bản chất của tiền gửi thanh toán là tiền gửi dùng để thanh toán và chỉ mang tính chất tạm thời, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào họ muốn. Tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm từ 2011 đến 2013, cụ thể là năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn tăng 7.011 triệu đồng, tương đương 11,64% so với năm 2011, sang năm 2013 loại tiền gửi này lại tăng 11.295 triệu đồng so với năm 2012, bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thì tiền gửi này lại tiếp tục tăng 12.013 triệu đồng, tăng 16,47% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng là do các khoản lương, thưởng được chi trả qua hệ thống thẻ ATM vào dịp cuối năm.
4.1.2.2 Huy động vốn theo tính chất nguồn huy động
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: là lượng tiền nhàn rỗi của người dân,
lượng tiền này rãi rác khắp nơi trong dân chúng, đây là phần tiền còn lại sau khi chi tiêu từ thu nhập của các thành phần dân cư, họ để dành cho những dự tính trong tương lai mà hiện tại họ chưa cần sử dụng đến nên nhiệm vụ của Ngân hàng là phải có biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này. Đối với loại tiền gửi này thì mục đích của khách hàng là nhằm để sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi của mình nên mức lãi suất của loại tiền gửi này rất cao. Do đó Ngân hàng cần đánh trúng tâm lý của người dân.
Qua bảng số liệu 4.3 cho ta thấy tình hình huy động của dân cư giảm qua các năm, năm 2012 giảm 176.974 triệu đồng, tương đương 13,74% so với năm 2011, sang năm 2013 huy động vốn của dân cư lại tiếp tục giảm 205.760 triệu đồng (giảm 18,53%) so với năm 2012 và sang 6 tháng đầu năm 2014 thì tình hình cũng chưa cải thiện khi huy động của dân cư vẫn giảm, cụ thể là giảm
43
154.075 triệu đồng, tương đương giảm 15,77% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động nhưng lại liên tục giảm cho thấy người dân đang có xu hướng không gửi tiền vào Ngân hàng do mức lãi suất không phù hợp nên người dân chuyển sang gửi ở các Ngân hàng có mức lãi suất phù hợp hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn. Đây là điều đáng báo động đối với ACB – Cần Thơ khi lượng tiền chiếm tỷ trọng cao thì lại liên tục giảm, Ngân hàng cần có những biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình vừa duy trì được khách hàng cũ vừa thu hút được khách hàng mới, có biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, một mặt gia tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế của thành phố Cần Thơ.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: là tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền gửi này không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm mục đích thanh toán, chi trả trong kinh doanh do đó lãi suất của hình thức huy động này thường thấp hơn so với lãi suất của tiền gửi tiết kiệm của dân cư nên nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là nguồn vốn có chi phí thấp. Vì vậy, Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn huy động này để cho vay ngắn hạn, thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất. Bên cạnh đó còn được hưởng một khoản tiền từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán và giảm thiểu được khoản chi phí. Đó là lý do tại sao tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2012 tăng từ 49.015 triệu đồng lên 69.229 triệu đồng, tăng 20.214 triệu đồng (tương đương tăng 41,24%) so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 tình hình có sự thay đổi tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm 16.537 triệu đồng, tương đương giảm 23,89% so với năm 2012. Như đã nói ở trên đây là loại tiền nhằm vào mục đích thanh toán cho nên loại tiền gửi này rất không ổn định vì khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến số tiền gửi này giảm vào năm 2013. Thêm vào đó là do sự xuất hiện của các Ngân hàng khác trên địa bàn vì muốn cạnh tranh thu hút khách hàng, các Ngân hàng này đã mở ra nhiều hình thức khuyến mãi thu hút được một số lượng doanh nghiệp chuyển sang mở tài khoản thanh toán ở Ngân hàng.
44
Bảng 4.3: Huy động vốn theo tính chất nguồn huy động của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi tiết kiệm
của dân cƣ 1.287.648 1.110.674 904.914 977.192 823.117 (176.974) (13,74) (205.760) (18,53) (154.075) (15,77) Tiền gửi của tổ chức
kinh tế 49.015 69.229 52.692 64.591 71.575 20.214 41,24 (16.537) (23,89) 6.984 10,81 Tổng vốn huy động 1.336.663 1.179.903 957.606 1.041.783 894.692 (156.760) (11,73) (222.297) (18,84) (147.697) (14,18)
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ 6T2013: 6 tháng đầu năm 2013
45
Sang 6 tháng đầu năm 2014 thì tình hình lại trở lại như những năm trước, cụ thể là vốn huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 6.984 triệu đồng, tăng 10,81% so với cùng kỳ năm 2013 nguyên nhân các tổ chức kinh tế chọn hình thức gửi tiền này là nhằm đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiện trong thanh toán bởi vì việc giữ tiền mặt tại doanh nghiệp có thể phát sinh rủi ro mà lại không sinh lãi.Mặt khác, vốn huy động tiền gửi này tăng lên là do ACB – Cần Thơ mở rộng hình thức thanh toán chẳng hạn như chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử…đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả trong kinh doanh, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng đáng kể.
Tóm lại: Trong tổng vốn huy động của ACB – Cần Thơ thì tiền gửi tiết
kiệm của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi của tổ chức kinh