Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của ACB – Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 50)

Vốn không những giúp cho chi nhánh tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung vì thế việc tạo lập vốn cho chi nhánh là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. ACB – Cần Thơ phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế từ đó Ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Mỗi Ngân hàng sẽ có cơ cấu nguồn vốn khác nhau, nguồn vốn của ACB – Cần Thơ được hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển. Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của ACB - Cần Thơ, ta xem xét bảng số liệu sau:

- Vốn huy động:

Đây là nguồn vốn quan trọng của Ngân hàng có vai trò quyết định trong việc cung cấp nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội đang rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động không phải lúc nào các Ngân hàng cũng đảm bảo huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của mình.

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy vốn huy động của ACB – Cần Thơ qua 3 năm từ 2011-2013 đều giảm. Cụ thể năm 2012 giảm 156.760 triệu đồng (tương đương giảm 11,73%) so với năm 2011, sang năm 2013 thì tình hình cũng không khả quan khi vốn huy động tiếp tục giảm xuống 222.297 triệu đồng (giảm 18,84%) so với năm 2012, nguyên nhân vốn huy động giảm là do tình hình kinh tế khó khăn khách hàng có xu hướng giữ tiền bên mình nhiều hơn hoặc do công tác quảng cáo chưa cao nên những gói sản phẩm hấp dẫn của Ngân hàng không đến được với khách hàng, thêm vào đó do việc cạnh tranh về lãi suất ở các Ngân hàng ngày càng gay gắt.

Bước qua 6 tháng đầu năm 2014 tình hình cũng không có sự thay đổi, vốn huy động vẫn giảm, cụ thể là vốn huy động chỉ đạt 894.086 triệu đồng,

37

giảm 147.697 triệu đồng (tương đương giảm 14,18%) so với cùng kỳ năm 2013 nguyên nhân là do nguồn vốn ít nên khách hàng thường đầu tư vào sản xuất mà không gửi tiền vào Ngân hàng nên việc huy động cũng gặp khó khăn. Nhìn chung ta thấy tình hình huy động vốn giảm qua các năm nhưng giảm không nhiều, cho thấy Ngân hàng cũng có thể khắc phục được, cụ thể là Ngân hàng cần chú trọng với nhiều hình thức huy động, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất cho khách hàng lựa chọn, công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng phải được thực hiện tốt hơn.

- Vốn điều chuyển:

Vốn điều chuyển là một thành phần tương đối quan trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn, khi Ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn kịp thời thì có thể xin cấp vốn điều chuyển từ hội sở chính và sử dụng khoản vốn. Qua bảng số liệu thì nguồn vốn điều chuyển của ACB – Cần Thơ tăng qua các năm từ 2011-2013, cụ thể là năm 2012 tăng 16,32% so với năm 2011 (tăng 2.577 triệu đồng), sang năm 2013 thì vốn điều chuyển tăng nhưng có chiều hướng giảm (chỉ tăng 13,57%).

Đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình vốn điều chuyển vẫn tiếp tục tăng 2.581 triệu đồng (tương đương 15,75%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Vốn điều chuyển tăng là do tình hình vốn huy động giảm xuống nên Ngân hàng cần vốn điều chuyển từ hội sở để đáp ứng nhu cầu thanh khoản do thiếu hụt tam thời mà không dùng vốn vào mục đích kinh doanh. Tuy vốn điều chuyển của Ngân hàng qua các năm có tăng nhưng nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ từ 1% - 2% trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy Ngân hàng không sử dụng quá nhiều vào vốn điều chuyển để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của mình vì lãi suất vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động nên chi nhánh càng hạn chế được càng tốt.

Việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển tuy có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn nhưng chi phí sử dụng loại vốn này cao hơn rất nhiều so với vốn huy động. Vậy nên ACB – Cần Thơ cần phải có thêm nhiều giải pháp trong công tác huy động vốn để tăng nguồn vốn huy động và giảm đi việc sử dụng vốn điều chuyển để giảm chi phí cho Ngân hàng.

38 Bảng 4.1: Nguồn vốn của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-6T2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014

Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 1.336.663 1.179.903 957.606 1.041.783 894.086 (156.760) (11,73) (222.297) (18,84) (147.697) (14,18)

Vốn điều chuyển 15.786 18.363 20.854 16.383 18.964 2.577 16,32 2.491 13,57 2.581 15,75

Tổng nguồn vốn 1.352.449 1.198.266 978.460 1.055.166 915.650 (154.183) (11,40) (219.806) (18,34) (144.516) (13,70)

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 6T2014: 6 tháng đầu năm 2014

39

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán, ACB – Cần Thơ

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của ACB – Cần Thơ giai đoạn 2011-2013.

Qua phân tích hai nguồn vốn trên, ta đã có cái nhìn rõ hơn về tổng nguồn vốn của ACB – Cần Thơ, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tổng nguồn vốn đều giảm, cụ thể là năm 2012 nguồn vốn giảm 11,40% so với năm 2011, sang năm 2013 nguồn vốn giảm 18,34% so với năm 2012 và tiếp đến 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn giảm 14,18% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng nguồn vốn giảm liên tục qua các năm là do chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ nguồn vốn huy động, thật vậy qua hình 4.1 biểu hiện về cơ cấu nguồn vốn ta thấy vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng từ 97% - 98% mặc dù qua các năm giảm xuống ngược lại vốn điều chuyển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có chiều hướng tăng lên nhưng qua đó ta cũng không thể kết luận tình hình huy động vốn của Ngân hàng là không tốt. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải có thêm nhiều giải pháp trong công tác huy động vốn để tăng nguồn vốn huy động hơn nữa như: đa dạng hóa các loại hình cũng như các khách hàng trong nghiệp vụ huy động vốn, nhân viên huy động biết cách giữ chân khác hàng thân quen và tìm kiếm khách hàng mới từ đó giảm chi phí và đảm bảo lợi nhận cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)