Nhằm đa dạng hóa tối đa khách hàng vay vốn của mình, ngân hàng TMCP Bản Việt luôn mở rộng cho vay đến nhiều đối tượng cho vay để vừa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng, vừa có thể phân tán rủi ro. .
Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng trong năm 2011-2013 được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Cá nhân 293.470 214.136 145.651 (79.334) (27,03) (68.485) (31,98) Doanh nghiệp 499.884 292.746 375.701 (207.137) (41,44) 82.995 28,34
Hợp tác xã 2.400 1.200 - (1.200) (0,50) - -
Tổng 795.754 508.082 521.352 (287.671) (36,15) 13.270 2,6
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng ngân hàng TMCP Bản Việt, chi nhánh Cần Thơ
Nhìn chung, doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của ngân hàng có nhiều biến động trong thời gian qua.
* Doanh số cho vay cá nhân
Cá nhân là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng để bổ sung nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình hay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và gia đình.
Khi sử dụng vốn vào sản xuất, kinh doanh thì hộ gia đình cá nhân thường đưa vốn vào để sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó là sử dụng vốn cho buôn bán nhỏ lẻ,... và kết quả sản xuất kinh doanh thường phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tình hình dịch bệnh, giá cả nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ,... Chính những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của cá nhân.
33
Qua bảng 4.5 ta phần nào thấy rõ được tình hình doanh số cho vay cá nhân của ngân hàng từ năm 2011 đến2013 đều có xu hướng giảm xuống. Giảm mạnh nhất là vào năm 2013, giảm 31,98% so với năm 2012.
Trong thời gian này, do tình hình kinh tế bất ổn và khó khăn, thêm vào đó trên địa bàn lại xuất hiện tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi nên nhu cầu vay vốn của đối tượng này có xu hướng giảm là do tình hình khó khăn của thị trường và dịch bệnh nằm trong chu kỳ sản xuất nên hộ gia đình không dám mạnh dạn tiếp tục vay vốn ngân hàng để có thể duy trì quá trình sản xuất.
Mặc khác, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các cá nhân, hộ gia đình đầu tư và làm ăn thua lỗ, dẫn đến các cá nhân ít chú trọng vào việc đầu tư hơn vì sợ gặp rủi ro cao. Dẫn đến doanh số cho vay theo đối tượng cá nhân bị giảm sút đáng kể.
* Doanh số cho vay doanh nghiệp
Theo tình hình cho vay ở bảng trên cho thấy doanh số cho vay các DN trong thời gian qua có sự biến động đáng kể. Doanh số cho vay theo đối tượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu( hơn 50%).
Năm 2012, doanh số cho vay bị giảm 41,44% so với năm 2011. Mặc dù được ngân hàng nhà nước hỗ trợ lãi suất (Theo thông tư số 14/2012/TT- NHNN của ngân hàng nhà nước về hỗ trợ lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên đó là: nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ là 13%/năm) để doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay để tái đầu tư, phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế bất ổn, tình trạng hàng tồn kho còn ứng đọng lại, nhu cầu tiêu dùng trong xã hội cũng giảm đáng kể đã làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn. Dẫn đến doanh số cho vay trong năm này của ngân hàng bị giảm sút.
Doanh số cho vay theo đối tượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là vào năm 2013 chiếm 72,06%. Năm 2013, doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng lên so với 2012.
Do chính sách mở cửa nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế này, đồng thời do thay đổi trong quan hệ tín dụng và quy chế cho vay đã tạo điều kiện cho việc cho vay theo thành phần kinh tế này phát triển và chiếm tỷ trọng cao.
Bên cạnh đó, có nhiều DN xuất hiện, sự cạnh tranh rất cao và gay gắt, vì thế các DN hiện đang nổ lực hết sức để khẳng định mình trong thị trường. Vì thế, nhu cầu về nguồn vốn để sản xuất kinh doanh là một nhu cầu tất yếu
34
nên có nhiều DN vay vốn của ngân hàng nên việc cho vay của ngân hàng cũng gia tăng.
Thêm vào đó, năm 2011 chính phủ đã có những chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt. Vốn tín dụng được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư hơn, khiến nhu cầu về nguồn vốn của các doanh nghiệp cũng tăng theo.
* Hợp tác xã
Ngoài 2 đối tượng cho vay là cá nhân và doanh nghiệp, ngân hàng còn cho vay thêm một đối tượng nữa đó chính là hợp tác xã. Mặc dù, đối tượng này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng nhưng cũng giúp làm tăng doanh thu của ngân hàng.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế gần đây diễn biến không ổn định, đã làm thành phần này không dám đầu tư mạnh mẽ hoặc không muốn đầu tư nữa vì e ngại những bất ổn của thị trường nên đã làm cho doanh số cho vay này giảm đáng kể.