Theo thời gian cho vay thì doanh số cho vay được phân thành cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn.
Qua bảng 4.3 ta sẽ thấy được tình hình doanh số cho vay của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013.
Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo thời gian giai đoạn 2011-2013
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 496.678 366.612 478.410 (130.066) (26,19) 111.798 30,5 Trung dài hạn 299.076 141.470 42.942 (157.606) (52,70) (98.528) (69,65)
Tổng 795.754 508.082 521.352 (287.672) (36,15) 13.270 2,6
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng ngân hàng TMCP Bản Việt, chi nhánh Cần Thơ, 2011-2013.
Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay theo thời gian của ngân hàng từ năm 2011 đến 2013 có nhiều biến động.
Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2013 là 521.352 triệu đồng tăng lên 2,6% so với năm 2012. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao 91,76% trong tổng cơ cấu.
* Doanh số cho vay ngắn hạn
Nhìn chung qua các năm, tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao(hơn 50%). Cho vay ngắn hạn có sự biến động qua các năm, năm 2013 doanh số cho vay co xu hướng tăng lên so với 2012. Nguyên nhân là do phần lớn khách hàng vay vốn của ngân hàng đều là hộ nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nên chủ yếu vay cho nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt theo mùa vụ hay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh thường tối đa 12 tháng như vay để mua con giống, cây giống, vay để mua hàng kinh doanh,... nên lựa chọn vay vốn ngắn hạn trong thời gian này.
Bên cạnh đó ngân hàng đang tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn huyện theo sự chỉ đạo
31
chung của ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Cần Thơ. Thêm một nguyên nhân nữa đó là do tâm lý của khách hàng, tâm lý sợ nợ của khách, lãi suất vay ngắn hạn thường thấp hơn trung - dài hạn, cộng thêm tình hình biến động phức tạp của lạm phát và lãi suất nên cả khách hàng và ngân hàng đều lựa kỳ hạn ngắn để đi vay.
Thêm vào đó, ngân hàng mới được thành lập không lâu, thị trường không ổn định, lãi suất cũng có sự biến động nên ngân hàng còn lo ngại trong việc đầu tư cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra, nguồn vốn huy động của ngân hàng đa số là nguồn vốn huy động ngắn hạn, thêm vào đó cho vay ngắn hạn ngân hàng sẽ gặp ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn, bên cạnh đó cũng góp phần nào đó giúp cho các cán bộ tín dụng dễ dàng hơn trong việc lập phương án cho vay.
Khách hàng chủ yếu mà ngân hàng nhắm đến trong thời gian đầu đó là các cá nhân, những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quy mô nhỏ, với mục đích bổ sung vốn lưu động, cho vay trồng trọt, chăn nuôi,…nên chu kỳ vốn khá ngắn. ngoài ra, cho vay ngắn hạn thì lãi suất thấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn hơn.
* Doanh số cho vay trung và dài hạn
Cho vay trung - dài hạn chủ yếu để đáp ứng cho các nhu cầu vay vốn có thời gian thu hồi vốn lâu như cho vay để sửa chữa hay xây dựng mới nhà, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất, cho vay xuất khẩu lao động,...
Về doanh số cho vay trung và dài hạn, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu. Năm 2011, doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm (37,58%) trong tổng cơ cấu. Nguyên nhân là do, trong năm này, ngân hàng đã có một số thay đổi trong công tác cho vay để thu hút nhiều hơn các đối tượng khách hàng lớn. Nhưng hiệu quả đạt được không cao, do mức độ rủi ro khi cho vay trung và dài hạn là khá cao.
Nhìn chung doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng giảm qua các năm. Doanh số cho vay của ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012, giảm 36,15% so với năm 2011. Do trong năm 2012, tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất bị trì trệ, chính vì thế cho vay trung - dài hạnsẽ có rủi ro cao cho ngân hàng do thời gian thu hồi vốn lâu, khó theo dõi các khoản vay nên dễ dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay trong năm của ngân hàng.
32
Thêm vào đó, lãi suất vay trung - dài hạn thường khá cao nên các khách hàng, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cũng khó và đôi khikhông thể tiếp cận được với nguồn vốn vay cũng làm cho doanh số cho vay doanh số cho vay giảm xuống. Một phần nữa là do khách hàng thường vay vốn với nhu cầu nhỏ, theo mùa vụ và chu kỳ sản xuất nên thường lựa chọn vay ngắn hạn thay vì kỳ hạn dài hơn để vay của ngân hàng bị giảm sút đáng kể.