Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 46)

Việc phân chia đối tượng cho vay theo mục đích sử dụng của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng kiểm soát và tạo ra một hướng đi đúng đắn hơn cho mình trong công tác cho vay. Vì trong một tình hình kinh tế xã hội nhất định sẽ có những mục đích vay vốn tạo ra ưu thế, đem lại nguồn lợi nhuận lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng với một mức rủi ro thấp hoặc chấp nhận được. Vì vậy, nếu cơ cấu tốt nguồn vốn cho vay của mình theo mục đích sử dụng sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho ngân hàng. Và qua phân tích doanh số cho vay của chi nhánh theo mục đích ta thấy:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng giai đoạn 2011-2013 Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Sx kinh doanh 574.184 355.353 379.766 (218.831) (38,11) 24.413 6,87 Tiêu dùng 134.918 79.761 81.844 (55.157) (40,88) 2.083 2,61 Bất động sản 64.902 61.072 52.239 (383) (5,91) (8.833) (14,46) Khác 21.750 11.896 7.502 (9.854) (45,31) (4.394) (36,94)

Tổng 795.754 508.082 521.352 (278.672) (36,15) 13.270 2,6

35

Nhìn chung tổng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của ngân hàng trong 3 năm qua có nhiều biến động. Cụ thể là:

* Sản xuất kinh doanh

Nhìn chung, doanh số cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh có nhiều biến động qua các năm. Xét về mặt doanh số cho vay trong lĩnh vực này thì doanh số cho vay có xu hướng giảm trong thời gian qua.

Năm 2012 doanh số cho vay giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế không ổn định, nhu cầu đầu tư cũng vì thế mà giảm xuống theo, nhiều doanh nghiệp e ngại trước tình hình của nền kinh tế nên không dám vay tiền để tiếp tục đầu tư, sản xuất. Vì vậy mà doanh số cho vay trong năm 2012 giảm khá mạnh so với năm 2011.

Nhưng đến 2013, doanh số cho vay có xu hướng tăng nhẹ lên. Nguyên nhân là do trong điều kiện kinh tế sau khủng hoảng của năm 2012, có rất nhiều doanh nghiệp trước đó đã làm ăn thua lỗ. Một số doanh nghiệp muốn tái cấu trúc lại doanh nghiệp của mình nhằm khôi phục lại tình hình sản xuất kinh doanh.

Trong tình hình kinh tế đang dần dần ổn định, các doanh nghiệp đang từng bước phục hồi tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu là do thiếu vốn trong sản suất. Hiểu được thực trạng này, một phần để thu hút khách hàng, một phần vừa đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ lãi suất cho vay từ Chính Phủ, ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Cần Thơ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, chủ trương tăng mạnh cho vay từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với lý do như vậy, tình hình doanh số cho vay sản xuất kinh doann của chi nhánh trong những năm qua tuy không cao nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ.

* Tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mua xe, mua ô tô, cho vay mua nhà, xây cất và sửa chữa nhà, cho vay du học trọn gói, cho vay đi du lịch, du học, …Nhìn chung, lĩnh vực cho vay tiêu dùng của ngân chiếm tỷ lệ cũng khá cao trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng biến động.

Doanh số cho vay năm 2012 giảm mạnh so với 2011, nhưng đến năm 2013 lại có xu hướng tăng nhẹ lên. Bên cạnh đó, tỷ trọng của doanh số cho vay theo mục đích tiêu dùng của ngân hàng cũng giảm trong thời gian qua.

36

Doanh số cho vay trong năm 2012 giảm mạnh (40,88%) trong thời gian qua… Do trong năm 2012, tình trạng kinh tế không ổn định, khủng hoảng kinh tế xảy ra, cuộc sống của người dân đang gặp khó khăn vì bị ảnh hưởng từ nền kinh tế. Vì thế, họ không còn thiết tha gì với các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, làm cho doanh số cho vay theo lĩnh vực này cũng vì thế mà giảm theo.

Thêm vào đó, trong năm ngân hàng đã thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhưng đến năm 2013, doanh số cho vay theo lĩnh vực này có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do trong năm 2013, tình hình kinh tế đã dần dần được ổn định hơn, đời sống của người dân ngày được cải thiện, và xem trọng hơn. Chí vì thế mà nhu cầu chi tiêu cho bản thân của họ được cao hơn. Dẫn đến doanh số cho vay theo lĩnh vực này có xu hướng tăng lên.

* Bất động sản

Cho vay theo lĩnh vực bất động sản, được xem là một lĩnh vực khá mới mẽ. Nhìn chung, doanh số cho vay theo lĩnh vực này không cao, và có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do, khi cho vay trong lĩnh vực này có tính rủi ro khá cao. Nên trong thời gian qua, ngân hàng đã hạn chế cho vay các khoản vay với mục đích này, nhằm giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng đã thực hiện theo nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

* Khác

Doanh số cho vay theo lĩnh vực này không cao, chiếm tỷ trọng không lớn dao động từ khoảng 2-3% trong tổng cơ cấu doanh sỗ cho vay và có xu hướng giảm qua các năm. Theo lĩnh vực này, ngân hàng chỉ chủ yếu cho vay nông nghiệp và thu mua, nuôi trồng và chế biến thủy sản.Với tình hình tự nhiên của

37

tỉnh có nhiều bất lợi như hiện nay như là thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp của người dân nên việc cho vay nông nghiệp sẽ gặp rủi ro rất cao. Thế nên với chủ trương của chi nhánh đã cơ cấu lại tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực này với xu hướng giảm qua từng năm

Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng đã có chiều hướng giảm qua các năm. Đây là kết quả của việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng chưa thật sự đạt được hiệu quả. Mặc dù đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng đã chịu khó tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực cấp tín dụng cả khách hàng truyền thống lẫn một số khách hàng mới, khách hàng tiềm năng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)