Tình hình dư nợ theo mục đích cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 59)

Trong quá trình cho vay, ngoài việc thu hút vốn để tạo nên nguồn vốn cho vay, tìm kiếm khách hành tiềm năng để cho vay thì công tác thu hồi nợ vay cũng là một quá trình quan trọng.

Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ làm cho hiệu quả tín dụng của ngân hàng được nâng cao, tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng, khi phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng theo mục đích cho vay. Dư nợ theo mục đích cho vay của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.9: Dư nợ theo mục đích cho vay giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Sx kinh doanh 394.126 303.169 226.994 (90.957) (23,08) (76.175) (25,13) Tiêu dùng 113.652 125.217 138.304 11.565 10,18 13.087 10,46 Bất động sản 974 3.635 1.752 2.661 273,2 (1.883) (51,82) Khác 21.650 15.863 6.722 (5.787) (26,73) (9.141) (57,62)

Tổng 530.402 447.884 373.772 (82.518) (15,56) (74.112) (16,55)

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng ngân hàng TMCP Bản Việt, chi nhánh Cần Thơ, 2011-2013.

Nhìn chung dư nợ theo ngành kinh tế đều giảm qua các năm. Cụ thể như sau:

* Sản xuất kinh doanh

Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất(hơn 60%) trong tổng cơ cấu và có xu hướng giảm qua các năm, có khả năng chi phối tăng giảm trong tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ công tác tiếp thị đã được chi nhánh thực hiện thường xuyên, mối quan hệ với khách hàng truyền thống đã được giữ vững, đồng thời việc mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn và từng bước tăng trưởng tín dụng đã đạt hiệu quả. Vì vậy chi nhánh thu hút được nhiều dự án.

Thêm vào đó tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lĩnh vực này khá tốt nên khả năng trả nợ được thực hiện tốt hơn, khiến cho doanh số thu hồi nợ tăng lên, khiến cho dư nợ của lĩnh vực này bị giảm xuống.

48

* Tiêu dùng

Trong năm 2013, khi nền kinh tế đang dần trên đà hồi phục, người dân có thêm nhiều nhu cầu hơn về tiêu dùng.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy dư nợ của loại hình này tăng trưởng khá chậm qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là tốc độ tăng doanh số cho vay cao hơn so với doanh số thu nợ do ngân hàng mở rộng cho vay có thể thấy được quy mô tín dụng của ngân hàng. Một phần là do kinh tế địa phương phát triển, đời sống người dân được nâng lên qua từng năm và nhu cầu vay vốn của người dân trong địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhằm phục vụ đời sống hằng ngày. Hơn nữa, khả năng trả nợ của khách hàng được thực hiện tốt nên doanh số thu nợ tăng chính điều đó đã làm phần nào làm cho dư nợ của chi nhánh có xu hướng tăng trưởng chậm trong thời gian qua.

* Bất động sản

Dư nợ của ngân hàng trong lĩnh vực này có xu hướng biến động qua các năm. Đặc biệt là năm 2012, dư nợ tăng 273,2% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm này công tác thu hồi nợ của ngân hàng chưa thật sự đạt hiệu quả, doanh số cho vay trong lĩnh vực này vào năm này khá cao, nhưng doanh số thu nợ lại không cao, vì thế làm cho dư nợ trong năm này có xu hướng tăng lên. Đến năm 2013, cong tác thu hồi nợ đã có khả quan hơn, doanh số thu nợ tăng lên, làm cho dư nợ cũng phần nào được giảm xuống.

* Khác

Cho vay theo lĩnh vực khác nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân của sự giảm mạnh trong năm 2013 là do chính sách của chi nhánh trong việc hạn chế cho vay đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vì lĩnh vực này chứa đựng rất nhiều rủi ro và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, màu vụ. Bên cạnh đó, do tỉnh Cần Thơ nằm trong khu vực trung tâm, nên việc đầu tư vào các lĩnh vực này là không cần thiết.

Nhìn chung dư nợ của ngân hàng qua các năm đều giảm. Trong thời gian qua, mặc dù chi nhánh không ngừng nổ lực tiếp thị đến với từng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để tìm kiếm khách hàng mới nhưng vẫn chưa thật sự có hiệu quả. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do số lượng khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp này tương đối lớn trên địa bàn nên đã làm giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ. Vì vậy ngân hàng cần phải thực hiên tốt hõn nữa về phần kiểm soát, ngân hàng phải không ngừng kiểm soát, phân loại nợ theo đúng qui định. Bổ sung đầy đủ hoàn thiện hồ sơ pháp lý,

49

khắc phục các kiến nghị từ các đoàn kiểm tra của NHNN, thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo giúp món vay được đảm bảo và ít rủi ro hơn. Đồng thời kiên quyết xử lý và hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 59)