Để biết rõ hơn về tình hình nợ xấu theo nhóm đối tượng khách hàng của ngân hàng, ta theo dõi số liệu được trình bày dưới bảng số liệu sau đây.
Bảng 4.11: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Cá nhân 2.575 260 1.500 (353) (57,59) 1.240 476,92
DN - - 1.000 - - (1.000) 1,0
Tổng 2.575 260 2.500 (2.315) (89,90) 2.240 861,54
52
Cũng như nợ xấu theo thời hạn, nợ xấu theo đối tượng khách hàng cũng có xu hướng giảm.
* Cá nhân
Luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn và không ổn định qua các năm. Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này ngày một xấu đi. Năm 2012, nợ xấu đối với khách hàng cá nhân giảm 353 triệu đồng tức 57,59% so năm 2011. năm 2013, nợ xấu này tiếp tục tăng mạnh, tăng1.240 triệu đồng tương đương476,92 % so với năm 2012.
Nợ xấu này không ổn định là do những nguyên nhân sau:
+ Nợ xấu của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Nợ xấu qua các năm cũng không ổn định. Nguyên nhân là do đời sống của người dân luôn gặp khó khăn trong thời gian qua: thất nghiệp, thiên tai, lạm phát tăng cao, nhất là cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra năm 2008. Với thu nhập không cao và ổn định nên khi đi vay nợ ngân hàng thì khó khăn lạicàng khó khăn hơn nhất là lãi suất luôn biến động trong thời gian qua, thì khả năng xảy ra nợ quá hạn của ngân hàng là rất cao.
+ Ngoài ra, thiện chí trả nợ đối với khách hàng cá nhân thường khó xác định được, do họ thường vay để tiêu dùng, mua nhà ở hay đầu cơ nhà đất,...Có thể một khách hàng cá nhân chỉ vay một lần trong cuộc đời của họ vì mục đích nhu cầu cuộc sống nên họ không sợ bị ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai. Cán bộ tín dụng thường thẩm định khách hàng cá nhân dựa vào cảm tính khi cho vay nên không thể tránh khỏi rủi ro tín dụng.
* Doanh nghiệp
Nợ xấu của thành phần này chiếm tỷ trọng cũng không cao trong thời gian qua. Đa số các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong thời gian đó, ảnh hưởng từ lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn đã làm cho công việc kinh doanh, sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Nợ xấu của ngân hàng có sự biến động qua thời gian vừa qua, nhưng nhìn chung là có xu hướng giảm. Năm 2013, nợ xấu có xu hướng tăng lên so với 2012, do năm 2013 do còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2011 và 2012 nên nợ xấu còn khá cao. Nhưng nhìn chung, nợ xấu qua các năm vẫn có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm mạnh nhất 89,9%. Nguyên nhân giảm mạnh như vậy là do nợ xấu trong năm 2011 quá cao, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kéo theo hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, phải đối mặt với nguy cơ phá sản, thêm vào đó là sự sụp đổ của thị trường bất động sản, và sự suy giảm của thị trường chứng khoán, gây khó khăn cho nền kinh tế.
53
Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, xây dựng. Bắt đầu từ năm 2012 thì tình hình kinh tế tương đối ổn định hơn nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động, thêm vào đó là việc ngân hàng đã triển khai quyết liệt hơn công tác thu nợ, kiểm soát các nhóm nợ chặt chẽ hơn. Nợ xấu có xu hướng giảm, cho thấy khách hàng của ngân hàng họ điều có thành ý trả nợ nhưng vì do kinh doanh thua lỗ nên mới không thực hiện đúng hợp đồng, khi kinh doanh hiệu quả trở lại họ sẽ sẵn sàng trả nợ cho ngân hàng. Nhưng vẫn cần ngân hàng phải nổ lực phát huy hơn nữa từ khâu thẩm định khách hàng cho vay đến công tác thu hồi nợ, để hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả hơn nữa.