Khái quát tình hình nguồnvốn của ngân hàng Bản Việt ch

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 33)

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được dùng để đầu tư cho vay và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Để có thể tạo ra được lợi nhuận, ngân hàng cần phải huy động được nguồn vốn để kinh doanh. Tuy nhiên, việc thừa vốn hay thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. như vậy, việc cân đối nguồn vốn của ngân hàng là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Vì lý do đó, nếu một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.

Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện ở bảng số liệu 3.3 sau đây.

22

Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ ngân hàng TMCP Bản Việt, chi nhánh Cần Thơ, 2011-2013.

Qua kết quả bảng 3.3 cho ta thấy được nguồn vốn của ngân hàng nhìn chung từ 2011 đến 2013 có xu hướng giảm xuống. Vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn(chiếm hơn 50%). Điều này cho thấy, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của chi nhánh là từ Hội sở đưa xuống.

Nguyên nhân tổng nguồn vốn điều giảm qua các năm, đặc biệt là giảm mạnh nhất vào năm 2012 là do trong năm 2012, ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh hạ lãi suất huy động từ 14%/năm giảm xuống còn 8%/năm nên hầu hết khách hàng không còn quan tâm nhiều đến việc đầu tư vào gửi tiết kiệm nữa, mà thay vào đó là đầu tư vào các kênh đầu tư khác có lợi nhuận cao hơn.

* Vốn huy động

Vốn huy động nhìn chung thì có nhiều sự biến động trong thời gian qua, nhưng xét về tỷ lệ thì vẫn tăng. Năm 2013 vốn huy động tăng lên so với năm 2012 và chiếm tỷ lệ gần 50% trong tổng cơ cấu.

Nguyên nhân là do trong năm này nền kinh tế trong tỉnh có bước tiến triển tốt dẫn đến số tiền nhàn rỗi đối với các khách hàng là cá nhân ngày càng cao, thêm vào đó các doanh nghiệp do có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi suất và thanh toán thông qua ngân hàng cũng tăng, do ngân hàng có hệ thống hiện đại của với độ an toàn cao và dặc biệt là chi phí khá thấp.

Bên cạnh đó, ngân hàng đã không ngừng nâng cao uy tín của mình trong quá trình hoạt động nên đã tạo lòng tin cho khách hàng, làm việc huy động vốn được thuận lợi hơn.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 372.178 209.983 260.156 (162.195) (43,58) 50.173 23,89 Vốn điều chuyển 652.598 356.654 261.196 (295.944) (45,35) (95.458) (26,77) Tổng 1.024.776 566.637 521.352 (458.139) (44,71) (45.285) (7,99)

23

* Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển của ngân hàng nhìn chung chiếm tỷ lệ khá cao(hơn 50%). Nhưng năm 2013 vốn điều chuyển có xu hướng giảm xuống so với năm 2012. Đây cũng là một tính hiệu đáng mừng. Vốn điều chuyển giảm dần, phần nào giảm bớt chi phí đầu vào của ngân hàng vì thường các khoản vốn này thường trả lãi cao hơn so với vốn huy động.

Vốn điều chuyển giảm cũng cho thấy ngân hàng đã ngày càng chủ động hơn với nguồn vốn huy động tại chỗ, ít phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Đây là dấu hiệu tích cực của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải cố gắng phát huy hơn nữa trong công tác huy động vốn, áp dụng những phương thức, những biện pháp hữu hiệu để tăng vốn huy động và giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng luôn có những chuyển biến để phù hợp với tình hình nội bộ cũng như thực tế xã hội. Tuy nhiên, tỉ lệ nguồn vốn có tính ổn định không cao trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là vốn điều chuyển được chuyển từ Hội sở xuống. Chi nhánh nên có sự quan tâm, chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng bằng việc tăng cường tiếp thị các tổ chức, cá nhân gửi tiền với chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn, đến tận nhà, doanh nghiệp, nơi sản xuất kinh doanh tiếp thị trực tiếp tư vấn giới thiệu thông tin về các ưu đãi dành cho khách hàng để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các thành phần kinh tế tham gia gửi tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng tính tự chủ của ngân hàng, nhằm đảm bảo được nguồn vốn để giảm chi phí tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh.

3.3.2 Khái quát tình hình nguồn vốn của ngân hàng Bản Việt chi nhánh Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 nhánh Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các dòng tiền mà ngân hàng tạo lập được từ nhiều hình thức để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các ngân hàng thương mại hoạt động, được huy động bằng các hình thức như tiền gởi thanh toán, tiền gởi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các tổ chức kinh tế. Hay có thể nói ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.

24

Do đó khi huy động vốn các ngân hàng thương mại có trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng đúng hạn và đầy đủ cả gốc lẫn lãi. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ ngân hàng TMCP Bản Việt, chi nhánh Cần Thơ.

Qua bảng trên cho ta thấy, tổng nguồn vốn của ngân hàng đầu năm 2014 giảm so với đầu năm 2013.

Vốn điều chuyển trong giai đoạn này có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, vốn huy động của ngân hàng trong 6 tháng 2014 có xu hướng tăng lên là do trong giai đoạn này thức tiết kiệm của người dân ngày càng được phát huy hơn.

Ngoài ra để có được kết quả khả quan như trên ta cần phải nói đến sự nhiệt tình của các nhân viên phòng nguồn vốn trong quá trình đi huy động vốn, tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng thân quen, cử cán bộ tại các phòng chức năng tiếp cận khách hàng khai thác nguồn tiền gửi từ các đại lí các doanh nghiệp và các nguồn tiền nhàn rỗi ổn định trong các thành phần dân cư.

Mặc khác, sự tín nhiệm của khách hàng cũ cộng thêm sự giới thiệu và truyền miệng đến những khách hàng mới, đây là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng có được lòng tin hơn từ phía khách hàng. Và những năm gần đây đời sống nhân dân trong địa bàn Cần Thơ ngày càng được nâng cao, có nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả cao.

3.3.3 Khái quát về tình hình huy động vốn của ngân hàng Bản Việt chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)