Khái quát về tình hình huyđộng vốn của ngân hàng Bản Việt

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 36)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vay trò rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng nhằm đảm bảo cho ngân hàng luôn có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh với chi

Chỉ tiêu

6T 2013 6T 2014 6T 2014/ 6T 2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Vốn huy động 171.702 270.654 98.952 57,63

Vốn điều chuyển 172.389 12.056 (160.333) (93,01)

25

phí hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời đảm bảo an toàn cho các chủ sở hữu trong quá trình huy động vốn.

Trong điều kiện hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng phát triển về số lượng như hiện nay, vấn đề cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn ngày càng gay gắt hơn, thậm chí nó còn mang ý nghĩa sống còn của ngân hàng. Vì vậy, việc tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng.

Các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Bản Việt chi nhánh Cần Thơ nói riêng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cho ta thấy sự khác biệt giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, nghiên cứu về tình hình huy động vốn của ngân hàng là một việc làm quan trọng và cần thiết. Bảng 3.5 cho ta thấy được tình hình huy động vốn của ngân hàng từ năm 2011 đến2013.

Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi thanh toán 224.888 41.829 46.515 (183.509) (81,40) 4.686 11,20 Tiền gửi tiết kiệm 147.290 168.154 213.614 20.864 14,16 45.460 27,03 Tổng 372.178 209.983 260.129 (162.195) 43,58 50.146 23,88

Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ ngân hàng TMCP Bản Việt, chi nhánh CầnThơ, 2011-2013.

Nhìn chung tình huy động vốn của ngân hàng trong giai đoạn vừa qua có nhiều sự biến động đáng kể.

* Tiền gửi thanh toán

Là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và cũng là hình thức huy động vốn tiêt kiệm chi phí nhất của ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng luôn tìm cách để làm tăng tỷ trọng của loại hình huy động vốn này.

Tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi thanh toán. Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích phục vụ cho công tác thanh toán cho khách hàng gửi tiền. Do đó, tiền gửi doanh nghiệp có tính ổn định không cao, việc tăng giảm nguồn vốn phụ thuộc vào chính sách đầu tư sử dụng vốn của một số doanh nghiệp có lượng tiền gửi nhiều.

26

Nhiều doanh nghiệp có chính sách đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tung ra thị trường những sản phẩm mới có tính cạnh tranh để chiếm thị phần. Nguồn vốn này chỉ chiếm tỉ trọng tương đối trong nguồn vốn huy động.

Nhìn chung, tiền gửi thanh toán của ngân hàng đều có sự biến động qua các năm. Năm 2012 tiền thanh toán của ngân hàng giảm mạnh nhất giảm 81,4% so với năm 2011, từ 224.888 triệu đồng giảm xuống chỉ còn 41.829 triệu đồng, chỉ chiếm 19,92% trong tổng cơ cấu. Nguyên nhân là do năm 2012 nền kinh tế Việt nam gặp khó khăn như chi phí sản xuất tăng lên do lạm phát, lãi suất vay tăng, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi,… do ảnh hưởng của cuộc nợ công Châu Âu, tình trạng lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất bị đình trệ. Do đó, nhu cầu giao dịch cũng giảm theo.

Tuy nhiên, nhìn chung loại tiền gửi này có xu hướng giảm xuống là do kinh tế ở địa bàn chưa thật sự phát triển kéo theo số lượng doanh nghiệp đi vào hoạt động trên địa bàn không được nhiều, nên nhu cầu giao dịch, thanh toán và sử dụng dịch vụ của ngâncó chiều hướng đi xuống.

* Tiền gửi tiết kiệm

Là khoản tiền gửi nhằm mục đích sinh lời của khách hàng thông qua việc nhận tiền lãi từ ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm đó là ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để tăng thêm nguồn vốn hoạt động kinh doanh, khách hàng gửi tiết kiệm sẽ được hưởng lãi thùy theo mức kỳ hạn mà khách hàng muốn gửi. Mặc dù, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn nhưng lượng tiền gửi dân cư vẫn ổn định.

Từ bảng số liệu trên có thể cho ta thấy được, khoản mục tiền gửi tiết kiệm của ngân chiếm tỷ trọng khá cao( khoảng hơn 80%) trong năm 2012 và 2013. Năm 2012 khoản mục tiền tiết kiệm bắt đầu tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Nguyên nhân làm cho tiền gửi tăng đột biến là do lãi suất đi vay cao nên nhiều người không muốn đem tiền đi đầu tư, trong khi đó cuộc cạnh tranh về lãi suất huy động của các ngân hàng ngày càng căng thẳng hơn.

Thêm vào đó, cuối năm 2010, với xu hướng biến động mạnh, Hiệp hội và ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đồng thuận khống chế mức lãi suất tối đa là 12%/năm. Tuy nhiên, trên thực tế cá ngân hàng đã huy động vốn với mức lãi suất 13%/năm, 14%/năm,thậm chí là 15%/năm. Các đồng thuận 11%, 12%, 14% được đặt ra nhưng đến đầu năm 2011 lại một lần nữa tiếp tục bị phá vỡ. Vào ngày 3/3/2011, ngân hàng Nhà nước ban hành

27

Thông tư chính thức áp dụng mức lãi suất 14%/năm và buột các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm chỉnh. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, ngân hàng Bản Việt chi nhánh Cần Thơ đã áp dụng một số chương trình khuyến mãi cho các khách hàng nên đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi tiết kiệm từ khách.

Tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Cần Thơ phụ thuộc chủ yếu vào lượng tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để thực hiện các nghiệp vụ như ký quỹ, ký quỹ bão lãnh, ký quỹ dự thầu và tiền gửi của các tổ chức tín dụng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tiền gửi của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng mang tính ổn định không cao, lượng tiền gửi của doanh nghiệp để thanh toán còn chiếm tỉ trọng thấp trong nguồn vốn huy động.Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn hoạt động, thực hiện nhiều biện pháp mời gọi các tổ chức, cá nhân gửi tiền vào Chi nhánh trong đó chú trọng nâng cao tiền gửi dân cư do nó mang tính ổn định khá cao. Chi nhánh đã tăng lượng khách hàng giao dịch nhờ các phương thức huy động như: chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng... Lãi suất huy động cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn. Về lĩnh vực này, Chi nhánh không có ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ như Agribank có mức lãi suất tiết kiệm cao hơn, ngân hàng Á Châu và Sacombank có nhiều phương thức huy động đa dạng hơn như ngoài các kỳ hạn 3 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 12 tháng,… còn có lãi suất tiết kiệm kì hạn tuần như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần đối với số tiền gửi được quy định tại ngân hàng.

3.3.4 Khái quát về tình hình huy động vốn của ngân hàng Bản Việt chi nhánh Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.6: Tình hình huy động vốn trong 6 tháng đầu năm 2014

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 6 T đầu 2013 6 T đầu 2014 6 T 2014/6 T 2013

Số tiền Số tiền Số tiền %

Tiền gửi thanh toán 30.700 56.840 26.140 85,14

Tiền gửi tiết kiệm 140.985 213.814 72.829 51,66

Tổng vốn huy động 171.685 270.654 98.969 57,65

28

Nhìn chung, tổng vốn huy động của ngân hàng trong giai đoạn trên có xu hướng tăng lên. Là do trong thời gian này tiền gửi tiết kiệm và tiền thanh toán đều tăng lên, dẫn đến tổng vốn huy động cũng tăng theo.

* Tiền gửi thanh toán

Trong 6 tháng đầu năm 2014,tiền gửi thanh toán tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân từ 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi thanh toán đều tăng cho đến nay đó là do trong thời gian này, nền kinh tế đang từ từ được phục hồi, các tổ chức kinh tế trở lại đầu tư, kinh doanh khá mạnh cho nên nhu cầu giao dịch thanh toán cũng vì thế mà tăng lên.

* Tiền gửi tiết kiệm

Trong 6 tháng đầu năm 2014, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng lên, là do khách hàng nhận thức được lợi ích mà họ nhận được khi gửi tiền vào ngân hàng, khi đó số tiền của họ không những sẽ được cất giữ an toàn mà còn được hưởng lãi suất.

Mặc dù, số tiền lãi nhận được không nhiều bằng đầu tư, nhưng nếu cất giữ tiền tại nhà, số tiền sẽ không an toàn và không sinh lời. ngoài ra, tiền gửi tăng lên do đa số đối tượng này chọn an toàn hơn là mạo hiểm hay rủi ro trong kênh đầu tư hay sản xuất kinh doanh nào. Do đó, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm luôn cao

Tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng là nền tảng cho việc kinh doanh, phát huy các tiềm năng về vốn, mà vốn huy động là vấn đề phức tạp, trong thời buổi kinh tế thị trường để thu hút được vốn là vấn để hết sức khó khăn bởi lẽ ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng trên cùng địa bàn.

Do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong đơn vị để đa dạng hóa các hình thức huy động, đề ra các chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư nhiều hơn vì đây là nguồn tiền tương đối ổn định ít gặp rủi ro, đồng thời cũng cần chú ý đẩy mạnh huy động vốn nội tệ hơn nữa để phục vụ nhu cầu vốn của người dân.

29

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢN VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013

Mặc dù, huy động vốn là hoạt động không thể thiếu của ngân hàng, nhưng nó chỉ mới là tiền đề, chưa được xem là hoạt động cốt lõi trong kinh doanh ngân hàng. Nghiệp vụ ngân hàng được đề cập ở đây chính là nghiệp vụ tín dụng. Với chức năng là tổ chức tài chính trung gian cho nền kinh tế, ngân hàng sẽ tập trung huy động vốn tạm thời nhàn rồi trong xã hội, rồi sử dụng nguồn vốn này đế cho vay. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ngày càng phát triển.

Nền kinh tế của cả nước nói chung cũng như thành phố Cần Thơ nói riêng đang từng bước đổi mới và phát triển. Nhu cầu về vốn để mở rộng đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển dịch vụ. Chính điều này, đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động của ngân hàng Bản Việt, chi nhánh cần Thơ. Trong đó, hoạt động tín dụng đóng vai trò rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn về công tác tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua đạt được những kết quả gì? Ta sẽ tiến hành phân tích doanh số cho vay của ngân hàng trong thời gian 2011-2013.

4.1.1 Phân tích doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2011-2013

Cho vay chính là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất trong kinh doanh của ngân hàng. Với nguyên tắc “cam kết lợi ích cao nhất” cho khách hàng, ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Cần Thơ luôn tạo nhiều điều kiện cho khách hàng khi có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng với những chính sách ưu đãi và thủ tục đơn giản.Trong những năm qua tình hình cho vay tại ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Cần Thơ có những chuyển biến tích cực. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay tại ngân hàng trong thời gian qua, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu và phân tích doanh số cho vay của ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng đó. Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

30

Doanh số cho vay của ngân hàng bao gồm doanh số cho vay theo thời gian, doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng, doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn từng loại doanh số cho vay của ngân hàng. Đầu tiên là doanh số cho vay theo thời gian.

4.1.1.1 Doanh số cho vay theo thời gian

Theo thời gian cho vay thì doanh số cho vay được phân thành cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn.

Qua bảng 4.3 ta sẽ thấy được tình hình doanh số cho vay của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013.

Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo thời gian giai đoạn 2011-2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 496.678 366.612 478.410 (130.066) (26,19) 111.798 30,5 Trung dài hạn 299.076 141.470 42.942 (157.606) (52,70) (98.528) (69,65)

Tổng 795.754 508.082 521.352 (287.672) (36,15) 13.270 2,6

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng ngân hàng TMCP Bản Việt, chi nhánh Cần Thơ, 2011-2013.

Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay theo thời gian của ngân hàng từ năm 2011 đến 2013 có nhiều biến động.

Doanh số cho vay của ngân hàng năm 2013 là 521.352 triệu đồng tăng lên 2,6% so với năm 2012. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao 91,76% trong tổng cơ cấu.

* Doanh số cho vay ngắn hạn

Nhìn chung qua các năm, tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao(hơn 50%). Cho vay ngắn hạn có sự biến động qua các năm, năm 2013 doanh số cho vay co xu hướng tăng lên so với 2012. Nguyên nhân là do phần lớn khách hàng vay vốn của ngân hàng đều là hộ nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nên chủ yếu vay cho nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt theo mùa vụ hay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh thường tối đa 12 tháng như vay để mua con giống, cây giống, vay để mua hàng kinh doanh,... nên lựa chọn vay vốn ngắn hạn trong thời gian này.

Bên cạnh đó ngân hàng đang tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn huyện theo sự chỉ đạo

31

chung của ngân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Cần Thơ. Thêm một nguyên nhân nữa đó là do tâm lý của khách hàng, tâm lý sợ nợ của khách, lãi suất vay ngắn hạn thường thấp hơn trung - dài hạn, cộng thêm tình hình biến động phức tạp của lạm phát và lãi suất nên cả khách hàng và ngân hàng đều lựa kỳ hạn ngắn để đi vay.

Thêm vào đó, ngân hàng mới được thành lập không lâu, thị trường không ổn định, lãi suất cũng có sự biến động nên ngân hàng còn lo ngại trong việc đầu tư cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra, nguồn vốn huy động của ngân hàng đa số là nguồn vốn huy động ngắn hạn, thêm vào đó cho vay ngắn hạn ngân hàng sẽ gặp ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn, bên cạnh đó cũng góp phần nào đó giúp cho các cán bộ tín dụng dễ dàng hơn trong việc lập phương án cho vay.

Khách hàng chủ yếu mà ngân hàng nhắm đến trong thời gian đầu đó là các cá nhân, những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quy mô nhỏ, với mục đích bổ sung vốn lưu động, cho vay trồng trọt, chăn nuôi,…nên chu kỳ vốn khá

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)