Tổng dư nợ trên tổng nguồnvốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Đây là chỉ tiêu phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng, cho thấy hoạt động của ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay không.nếu chỉ tiêu này cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng ổn định và có hiệu quả.

Qua bảng số liệu trên cho thấy chỉ tiêu này nhìn chung có chiều hướng tăng qua các năm. nhất là năm 2012. năm 2011 là 51,76%, năm 2012 là 79,04%, năm 2013 là 71,69%. Điều này cho thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng đã được sử dụng tốt cho việc đầu tư vào hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì trong thời gian này, lãi suất cho vay qua các năm giảm dần, nên nhiều doanhn nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn điều có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay.

Dư nợ bình quân có xu hướng tăng chứng tỏ khách hàng đến vay vốn của ngân hàng ngày càng nhiều, nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng triệt để. Nhờ có chính sách cho vay hợp lý nên ngân hàng không để cho nguồn vốn tồn đọng nhiều.

59

Trong những năm tới ngân hàng sẽ tìm cách nâng nguồn vốn lên nữa và cho vay nhiều hơn nữa để dư nợ bình quân tăng thêm về doanh số để có thể đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của khách hàng trong tình hình hiện nay.

4.1.6.5 Tỷ lệ nợ xấu

Một điều mà bất kỳ một ngân hàng nào cũng gặp phải là khoản nợ xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó cao hay thấp. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt nhất và tỷ lệ nợ xấu này càng nhỏ chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng ít rủi ro.

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.

Nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013 được chia làm hai giai đoạn nhỏ với hai xu hướng biến động trái chiều nhau. Giai đoạn đầu là từ năm 2011-2012, nợ xấu của ngân hàng liên tục giảm dần kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cũng giảm dần.

Nợ xấu giảm trong khoảng thời gian này là do tình hình sản xuất, kinh doanh chung của các nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc sau các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất vay, miễn giảm thuế,... của Chính phủ và để đảm bảo uy tín của mình, có điều kiện vay mới với các ưu đãi nên khách hàng đã chủ động trả nợ đúng hạn.

Đến năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Sở dĩ tăng lại là do điều kiện kinh doanh không thuận lợi, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, sắt, thép, phân bón,... liên tục biến động ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các chỉ tiêu của các đơn vị sản xuất do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng làm cho nợ quá hạn tăng lên nên kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn tăng trở lại.

Nguyên nhân xuất phát từ tình hình khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng làm họ mất thu nhập, hay thu nhập bị giảm sút nghiêm trọng nên không thể trả nợ ngân hàng. Chính vì thế ngân hàng cần đẩy mạnh quan tâm xử lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu hiện tại vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định.

60

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt, chi nhánh cần thơ (Trang 70)