- Nhiễm trùng viêm phổi, viêm màng não
a/ Thời gian nhân giống; b/ pH ban đầu; c/ Nhiệt độ
3.4.1. Đánh giá khả năng ức chế nồng độ vi khuẩn tối thiểu
Để đánh giá khả năng ức chế nồng độ vi khuẩn tối thiểu của hai chủng XK nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp MBC (Determination of minimum bactericidal concentration). Kết quả cho thấy cả hai chủng VD111 và TB5.3 đều có thể kháng vi khuẩn gây bệnh ở các mật độ tế bào khác nhau. Đặc biệt là chủng TB5.3, ở mật độ vi khuẩn đạt đến 105 CFU/ml, dịch chiết của chủng này vẫn có thể ức chế được cả 8 vi khuẩn kiểm định, thể hiện kháng yếu vớiMRSA. Dịch chiết từ chủng TB5.3 vẫn còn khả năng kháng mạnh với B. subtilis ATCC 6633, S. typhimurium ATCC 14028, E. coli ATCC 25922 và K. pneumoniae ATCC 13883 khi nồng độ các vi khuẩn này đạt 106 CFU/ml. Khi nồng độ VSV đạt ngưỡng 107 CFU/ml, dịch chiết này chỉ còn khả năng kháng hoàn toàn với B. subtilis ATCC 6633 và thể hiện kháng yếu với các vi khuẩn khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
kiểm định khi nồng độ VSV đạt đến 104 CFU/ml và hầu như không thể hiện khả năng ức chế S. typhimurium ATCC 14028. Khả năng kháng mạnh nhất là với B. subtilis ATCC 6633. Khi nồng độ VSV đạt 105 CFU/ml, dịch chiết này kháng yếu các VSV kiểm định, còn khi nồng độ VSV đạt ngưỡng 106 CFU/ml và lớn hơn, dịch chiết này không còn khả năng kháng. Kết quảđược thể hiện ở Hình 3.16.
Hình 3.16. Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn tối thiểu của dịch chiết kháng khuẩn từ hai chủng XK TB5.3 và VD111
(Ghi chú: 1: B. subtilis ATCC 6633, 2: S. typhimurium ATCC 14028, 3: E. coli ATCC 25922, 4: MRSA, 5: S. lutea M5, 6: K. pneumoniae ATCC 13883, 7: B.
cereus ATCC 11778, 8: MRSE) 3.4.2. Sắc ký bản mỏng (TLC)
Chất chiết được từ dịch lên men của hai chủng XK VD111 và TB5.3 sau khi đã loại bỏ dung môi nhờ cô chân không được phân tích định tính bằng phương pháp sắc ký bản mỏng sử dụng hệ dung môi: Isopropanol : Acetone (3 : 1). Kết quả thể hiện ở Hình 3.17 cho thấy phổ các băng thu được có sự khác nhau giữa hai chủng. Khi hiện màu dưới tia cực tím, phổ thu được từ chủng VD111 gồm 1 chấm tròn (Rf1 = 0.78) và 1 băng (Rf2 = 0.85). Đồng thời thu được phổ TLC gồm 1 băng (Rf1 = 0.90) và 1 vệt tím đậm (Rf2 = 0.92) từ chủng TB5.3. Khi hiện màu bằng xông hơi I ốt cũng thu được kết quả tương tự nhưng chỉ quan sát thấy xuất hiện 1 băng tương ứng với mẫu từ mỗi chủng. 107 106 105 104 103 107 106 105 104 103 107 106 105 104 103 107 106 105 104 103 1 2 3 4 5 6 7 8 TB5.3 VD111 ĐC1:LB ĐC2:LB+ Ethyl acetat
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Hình 3.17. Phổ TLC chất chiết từ dịch ngoại bào của hai chủng vi khuẩn VD111 và TB5.3
a/Hiện màu bằng tia cực tím. b/ Hiện màu bằng hơi I ốt.
(Ghi chú: 1: TB5.3; 2: VD111)
Như vậy, phân tích TLC đã thu được hệ số Rf của các hợp chất chiết từ hai chủng XK nghiên cứu, đây là yếu tố quan trọng để phân nhóm cho chất kháng sinh thu được. Tuy nhiên, để phân loại hợp chất thu được cần phải có các nghiên cứu sâu hơn.