KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.1. Đặc điểm hình thá
3.1.1.1. Đặc điểm nuôi cấy
Xạ khuẩn được nuôi cấy trên các môi trường khác nhau để quan sát khả năng sinh trưởng và màu sắc của hệ khuẩn ty. Kết quả cho thấy chúng rất đa dạng về màu sắc khi nuôi cấy trên các môi trường khác nhau. Tùy theo thành phần của môi trường nuôi cấy mà màu sắc khuẩn ty cơ chất và khuẩn ty khí sinh hay sắc tố hòa tan tiết ra sẽ khác nhau.
Màu sắc khuẩn lạc của một chủng xạ khuẩn khi nuôi trên các môi trường từ ISP1 đến ISP7 thường khác nhau, đây là yếu tốđầu tiên để phân loại xạ khuẩn theo khóa định tên loài xạ khuẩn ISP (1974) và khóa phân loại Bergey (1989). Màu sắc mặt trên của khuẩn lạc (khuẩn ty khí sinh) và mặt dưới của khuẩn lạc (khuẩn ty cơ chất) được so với bảng màu gồm bảy nhóm màu của Tresner và Backus (1963), làm cơ sở cho việc xác định nhóm màu của chủng xạ khuẩn. Một chủng nuôi cấy trên các môi trường khác nhau có sự khác biệt về kích thước khuẩn lạc, độ đậm nhạt màu của khuẩn ty nhưng vẫn thuộc cùng một nhóm màu.
Đặc điểm của xạ khuẩn là có khả năng sinh sắc tố tan làm biến đổi màu của môi trường nuôi cấy. Khả năng sinh sắc tố tan được xác định trên các môi trường ISP2-5 và được chia theo 5 nhóm màu của Tresner và Backus (1963). Màu của sắc tố tan có thể giống nhau trên các môi trường nhưng cũng có thể thay đổi trên các môi trường khác nhau (Shirling và Gottlieb, 1966).
Theo chương trình phân loại xạ khuẩn quốc tế (ISP) năm 1966 và 1974, khả năng hình thành melanin được xác định trên môi trường ISP1, ISP6 và ISP7 ở 37oC trong 14 ngày, nếu chủng sinh ra melanin thì màu của môi trường sẽ chuyển từ vàng nhạt sang nâu, đen.
Bảng 3.1 trình bày đặc điểm nuôi cấy của hai chủng XK trên các môi trường ISP khác nhau. Kết quả cho thấy hai chủng XK đều mang đầy đủ các đặc điểm chung của xạ khuẩn theo khóa phân loại của Bergey (1989).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Bảng 3.1. Đặc điểm nuôi cấy của hai chủng XK trên các môi trường ISP Môi trường Khuẩn ty Sắc tố VD111 TB5.3 VD111 TB5.3 KTKS KTCC KTKS KTCC Sắc tố tan Melanin Sắc tố tan Melanin ISP1 Xám Vàng Xám Xám - - ISP2 Xám Xám Xám Trắng Vàng - - ISP3 Xám Vàng Trắng Trắng - - ISP4 Vàng Vàng Xám Vàng - - ISP5 Vàng Vàng Xám Xám trắng - - ISP6 Trắng Vàng Trắng Vàng - - ISP7 Vàng Vàng Trắng Vàng - -
(Ghi chú: KTKS: khuẩn ty khí sinh; KTCC: khuẩn ty cơ chất;(-) : không có; ( ): không xác định)
Hình 3.1. Hình thái khuẩn lạc của hai chủng XK trên MT ISP2
Kết quả so sánh cho thấy hai chủng XK đều thuộc nhóm xám (Gray). Trên các môi trường ISP khác nhau, chủng không sinh sắc tố và không sinh melanin, không làm thay đổi màu sắc của môi trường ISP1, ISP6 và ISP7.
3.1.1.2. Đặc điểm bào tử, cuống sinh bào tử
Đối với xạ khuẩn, đặc điểm của cuống sinh bào tử và bề mặt bào tử là đặc điểm phân loại quan trọng nhất. Các đặc điểm này được sử dụng để phân loại xạ khuẩn theo phương pháp truyền thống trong khóa định tên loài xạ khuẩn ISP (1974), so sánh với khóa phân loại Bergey (1989). Để nghiên cứu đặc điểm bào tử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
và cuống sinh bào tử, tiến hành nuôi cấy hai chủng XK trên môi trường ISP2 trong thời gian 14-28 ngày ở 37oC, sau đó quan sát trên kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử quét. Hình ảnh và đặc điểm của chuỗi bào tử, bề mặt bào tử của hai chủng XK được trình bày ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Đặc điểm bào tử, cuống sinh bào tử của hai chủng XK VD111, TB5.3
Đặc điểm chung VD111 TB5.3 Bề mặt bào tử Xù xì Có gai Cuống sinh bào tử Chuỗi thẳng, xoắn ởđầu Chuỗi xoắn, đầu xoắn móc câu Số bào tử/chuỗi 30 – 50 10 – 18