- Nhiễm trùng viêm phổi, viêm màng não
a/ Thời gian nhân giống; b/ pH ban đầu; c/ Nhiệt độ
3.3.3. Lựa chọn dung môi chiết tách chất kháng khuẩn từ dịch lên men
Hai chủng xạ khuẩn nghiên cứu đã được nuôi cấy lỏng và sơ bộ tách chiết dịch ngoại bào để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. Hiện nay có nhiều công bố liên quan đến việc tách chiết các chất có hoạt tính sinh học nguồn gốc từ vi sinh vật. Việc lựa chọn dung môi để tách chiết chất kháng khuẩn sau khi nuôi cấy xạ khuẩn là điều cần thiết để có thể thu được lượng kháng sinh lớn nhất và vẫn giữđược hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
tính cao. Để xác định được dung môi thích hợp cho việc tách chiết chất kháng khuẩn, dịch lên men hai chủng VD111 và TB5.3 được chiết bằng 5 loại dung môi, xác định hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.16 và Hình 3.15.
Bảng 3.16. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết từ dịch lên men hai chủng XK TB5.3 và VD111 bằng các loại dung môi
Dung dịch
(dung môi: dịch nuôi)
VKK (D-d, mm) VD111 TB5.3 n-Butanol (1:1) 18,7 ± 0,1 22,1 ± 0,1 2-Butanol (1:1) - 8,4 ± 0,1 n-Butyl acetate (1:1) - 19,7 ± 0,1 Ethyl - acetate (2:1) 22,4 ± 0,1 28,7 ± 0,1 Ethyl –acetate (1:1) 16,8 ± 0,1 21,5 ± 0,1 n-Butanol (2:1) 15,2 ± 0,1 21,2 ± 0,1 Acetol (1:1) - -
Hình 3.15. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết từ dịch lên men hai chủng XK TB5.3 và VD111
Kết quả thu được cho thấy khả năng hòa tan của chất kháng khuẩn trong các loại dung môi cũng rất khác nhau. Với cả hai chủng nghiên cứu, dịch chiết bằng ethyl acetate có hoạt lực mạnh nhất, vòng kháng khuẩn đạt 22,4 mm đối với chủng VD111 và 28,7 mm đối với chủng TB5.3, tương đương với hiệu suất chiết lần lượt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
khoảng 74,2% và 78%. Tiếp đó là n - butanol với hiệu suất chiết khoảng 61 – 62