Các chất kháng sinh có nguồn gốc từ xạ khuẩn biển

Một phần của tài liệu nghiên cứu chủng xạ khuẩn biển sinh hoạt chất kháng khuẩn (Trang 28)

Công bốđầu tiên vào tháng 10 năm 2002 trên tạp chí VSV môi trường và ứng dụng do một nhóm đứng đầu là William Fenical, giám đốc Trung tâm Sinh dược và Công nghệ sinh học biển (CMBB) thuộc Viện Scripps, Trường Đại học Tổng hợp California, San Diego đã làm nổi bật lên vai trò của các vi khuẩn mới có tên gọi là actinomycetes từ các cặn vẩn ởđại dương (Ashadevi, 2005). Dữ liệu từ công bố này cung cấp bằng chứng quyết định đầu tiên về sự phổ biến của các quần thể actinomycetes trong các cặn vẩn đại dương.

Công bố thứ hai vào ngày 20 tháng 1 năm 2003 trên tạp chí hóa sinh quốc tế Angewandte Chemie đã chỉ ra cấu trúc của sản phẩm tự nhiên mới mà nhóm William Fenical của Viện Hải dương học Scripps gọi là Salinosporamide A từ nguồn vi khuẩn này (Ashadevi, 2005). Hợp chất mới có khả năng ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư như tế bào biểu mô ruột kết người (human colon carcinoma), tế bào ung thư phổi (on-small cell lung cancer) và có hiệu quả nhất với bệnh ung thư vú. Báo cáo này mở ra một loạt các khám phá tương tự từ chi

Salinosporađược phát hiện trong thời gian gần đây với các sản phẩm trao đổi chất mang đặc tính của CKS và chất chống ung thư. Salinospora được tìm thấy ở những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng chưa từng được tìm thấy ởđất liền. Năm 2013, một CKS mới tên anthracimycin là một kháng sinh polyketide đã được tìm thấy từ các vi khuẩn biển nằm trong trầm tích ngoài khơi California (Mỹ). Chất này rất có hiệu quả khi dùng để điều trị những nhiễm khuẩn nguy hiểm như MRSA (tụ cầu khuẩn vàng kháng trụ sinh) và Bacillus anthracis, các vi khuẩn gây bệnh than, vốn là mối đe dọa nghiêm trọng cho các cộng đồng. Cấu trúc của nó không giống như các kháng sinh trong tự nhiên từng được tìm thấy trước đây.

Abyssomicin C là kháng sinh có nguồn gốc từ XK biển Verrucosispora sp. Abyssomicin C có khả năng kháng lại các vi khuẩn G(+), bao gồm cả những vi khuẩn gây bệnh đã kháng vancomycin như Staphylococus aureus (Carlos và cộng sự, 2009).

Daryamides là polyketides gây độc cho tế bào được phân lập từ dịch nuôi cấy của XK Streptomyces sp. chủng CNQ-085. Chất này có khả năng gây độc cho tế bào ung thư biểu mô ở người, dòng HCT-116 và có khả năng kháng nấm Candida albicans (Isoken, 2010).

Proximicins là kháng sinh được tạo ra bởi XK Verrucosispora sp. MG37 và

Verrucosispora maris AB-18-032, chúng được phân lập từ các mẫu trầm tích dưới độ sâu 250m ở Raune Fjord, Na-uy và ở biển Nhật Bản độ sâu 289m. Proximicins (A, B, C) có khả năng kìm hãm sự sinh trưởng của tế bào ung thư biểu mô dạ dày và ung thư biểu mô gan (Carlos và cộng sự, 2009).

Mechercharmycinsđược sản xuất bởi XK Thermoactinomyces sp. YM3-251; được phân lập từ bùn ở Macherchar nước cộng hòa Palau (Bắc Thái Bình Dương). Mechercharmycin A có khả năng gây độc cho tế bào ung thư tuyến biểu mô phổi dòng A549 và tế bào ung thư bạch cầu (Carlos và cộng sự, 2009).

Salinosporamide A (NPI-0052) là kháng sinh mới có cấu trúc β-lactone-γ- lactam (C15H20O4NCl) tách từ dịch lên men của XK biển Salinispora tropica

được phân lập từ các mẫu trầm tích biển ởđộ sâu 1m tại biển Chab Cay, Bahamas. NPI-0025 là chất ức chế proteasome 20S gây ra hiện tượng apoptosis trong tế bào u tủy và kháng lại tế bào ung thư ruột kết. NPI-0025 đã được thử nghiệm lâm sàng bởi hãng dược phẩm Nereus Pharmaceuticals vào năm 2006 và có tiềm năng là một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

chất kháng ung thư có giá trị trong tương lai ( Kin, 2006; Paul và cộng sự, 2005).

Chandrananimycinsđược hình thành từ XK Actinomadura p. 048 được phân lập từ vịnh Jiaozhou, Trung Quốc. Chandrananimycins có khả năng chống lại tế bào khối u ruột kết, u melanin, u phổi, u vú, u tuyến tiền liệt và u tuyến thận; ngoài ra CKS này còn có khả năng kháng khuẩn và nấm (Carlos và cộng sự, 2009).

Một phần của tài liệu nghiên cứu chủng xạ khuẩn biển sinh hoạt chất kháng khuẩn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)