Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với chủng VD111 b/ Ảnh hưởng của nhiệt độđối với chủng TB5

Một phần của tài liệu nghiên cứu chủng xạ khuẩn biển sinh hoạt chất kháng khuẩn (Trang 53)

c/Ảnh hưởng của pH đối với chủng VD111 d/Ảnh hưởng của NaCl đối với chủng TB5.3

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai chủng XK VD111 và TB5.3 đều thuộc nhóm ưa ấm, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 30 – 37oC và ưa môi trường hơi kiềm, phát triển tốt nhất ở pH 7-8. Các chủng xạ khuẩn biển thường có khả năng phát triển được ở các nồng độ muối cao hơn các chủng phân lập từ các môi trường khác. Cả hai chủng XK nghiên cứu đều có khả năng chịu mặn tốt, đặc biệt là chủng VD111. Kết quả nuôi cấy cho thấy chủng này sinh trưởng được ở các nồng độ muối thấp và vừa, tuy nhiên chủng phát triển rất tốt ở nồng độ 7 – 10 % thể hiện đây là chủng ưa mặn, vì đa số các chủng xạ khuẩn chỉ phát triển được ở nồng độ muối dưới 9% (Sirisha và cộng sự, 2013; Sandeep và Menaka, 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

3.1.2.4. Khả nă ng sinh enzyme ngoại bào

Trong quá trình sống, để phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản có thể hấp thu được, xạ khuẩn có khả năng tiết vào môi trường các enzym ngoại bào. Kết quả thu được thể hiện trên Bảng 3.6 và Hình 3.3 cho thấy cả hai chủng XK đều có khả năng thủy phân tinh bột, cazein, xylan, CMC và chitosan.

Bảng 3.6. Hoạt tính enzym ngoại bào của hai chủng XK VD111 và TB5.3 Enzyme Cơ chất (2g/l)

Đường kính vòng phân giải (D-d, mm)

VD111 TB5.3

Protease Casein 18,7 ± 0,1 10,1 ± 0,1

Amylase Tinh bột tan 15,8 ± 0,1 8,2 ± 0,1

Cellulase CMC 11,8 ± 0,1 8,6 ± 0,1

Xylanase Xylan 20,7 ± 0,1 15,2 ± 0,1

Chitosanase Chitosan 11,6 ± 0,1 15,8 ± 0,1

Hình 3.3. Hoạt tính enzym ngoại bào của hai chủng XK

Như vậy, cả hai chủng TB5.3 và VD111 đều có khả năng tiết ra môi trường bên ngoài hầu hết các enzyme ngoại bào như amylase, protease, xylanase, cellulase

Casein

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

và chitosanase. Đây là một thuận lợi cho quá trình nuôi cấy và lên men xạ khuẩn, đặc biệt là khi trong môi trường lên men có các thành phần như tinh bột, pepton hoặc khi sử dụng thành phần dinh dưỡng của môi trường là khô lạc, bột đậu tương thay thế các nguồn nitơ đắt tiền như peptone, cao nấm men để lên men trong sản xuất quy mô lớn. Việc thay thế này còn có ý nghĩa kinh tế rất lớn, có thể giảm giá thành sản phẩm khi sản phẩm được thương mại hóa.

3.1.2.5. Phổ kháng khuẩn của hai chủng TB5.3 và VD111

Để xác định phổ kháng khuẩn của hai chủng TB5.3 và VD111, sử dụng các nhóm VSV kiểm định là: nhóm vi khuẩn gram dương, gram âm và nấm men. Kết quả kiểm tra cho thấy khả năng đối kháng của hai chủng XK với các nhóm VSV kiểm địnhh là khác nhau và được thể hiện trên các Bảng 3.7 và Hình 3.4.

Bảng 3.7. Hoạt phổ kháng khuẩn của hai chủng XK TB5.3 và VD111 Vi sinh vật kiểm định Gram Khả năng gây bệnh

Vòng kháng khuẩn (D-d, mm) VD111 TB5.3

B. subtilis ATCC 6633 + Không gây bệnh 17,5 ± 0,1 24,6 ± 0,1

S. lutea M5 + Nhiễm trùng da 17,6 ± 0,1 24,3 ± 0,1

B. cereus ATCC 11778 + Ngộđộc thực phẩm, nhiễm trùng 17,2 ± 0,1 22,4 ± 0,1

Một phần của tài liệu nghiên cứu chủng xạ khuẩn biển sinh hoạt chất kháng khuẩn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)