Một số phương pháp tách chiết chất kháng sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu chủng xạ khuẩn biển sinh hoạt chất kháng khuẩn (Trang 32)

Phần lớn các chủng XK sản sinh kháng sinh thường tiết ra môi trường xung quanh, nhưng có một số chủng chỉ tiết một phần vào môi trường còn chủ yếu là vẫn nằm trong sinh khối. Tuy nhiên cũng có những chủng, CKS chỉđược tích tụở trong sinh khối. Để lựa chọn được phương pháp tách chiết CKS phù hợp phải dựa vào bản chất hoá học của các CKS (Pandey và cộng sự, 2004). Các CKS có thể tan trong nước hoặc tan trong các dung môi hữu cơ. Đối với các chất tan trong dung môi hữu cơ dễ tinh sạch hơn so với tan trong nước. Thông thường, nếu kháng sinh nằm trong dịch nuôi cấy có thể lựa chọn các phương pháp: chiết rút bằng các dung môi không hỗn hợp với nước, kết tủa thành dạng hợp chất không hoà tan hoặc hấp phụ bằng nhựa trao đổi ion, còn nếu CKS nằm trong sinh khối tế bào có thể chiết rút bằng các dung môi hữu cơ (Shivakumar và cộng sự, 2002). Trước khi tiến hành chiết rút kháng sinh ra khỏi môi trường nuôi cấy, cần phải loại sinh khối tế bào ra khỏi dịch nuôi bằng phương pháp lọc hay ly tâm.

1.2.8.1. Tách chiết chất kháng sinh từ dịch lọc

Các CKS có trọng lượng phân tử thấp thường hoà tan trong nước và trong dung môi hữu cơ. Để tách chiết có hiệu quả cần phải lựa chọn các loại dung môi hoà tan CKS và có thể bổ sung một số chất như: axit oleic, axit palmitic,… vào dịch lọc để làm tăng khả năng hoà tan của CKS. Dung môi có chứa CKS được cô ởđiều kiện chân không và nhiệt độ thấp (dưới 60oC) để loại bỏ dung môi (Arwa, 2007).

1.2.8.2. Tách chiết chất kháng sinh từ sinh khối

Trước khi tách chiết, cần phải rửa sinh khối bằng nước cất để loại bỏ các thành phần của môi trường. Chiết rút là phương pháp thích hợp nhất để tách chiết CKS ra khỏi sinh khối tế bào. Hiệu quả tách chiết phụ thuộc vào khả năng hoà tan của CKS

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

trong dung môi chiết. Các dung môi hữu cơ dùng để tách chiết CKS có thể là: butanol, metanol, etyl axetat, axeton,… Trong đó, methanol là dung môi thường được sử dụng để tách chiết CKS từ sinh khối rất có hiệu quả (Arwa, 2007).

CKS thô nhận được từ dịch lọc hay sinh khối được làm sạch hoá học bằng cách cô đặc và loại bỏ tạp chất. Điểm đáng chú ý là các CKS thường bị mất hoạt tính trong điều kiện nhiệt độ cao, axit và kiềm cao. Do vậy, khi tách chiết và tinh sạch, phải sử dụng các điều kiện thích hợp sao cho CKS giữ được hoạt tính. Để CKS có độ tinh khiết cao hơn cần sử dụng phương pháp kết tinh. Đây là phương pháp quan trọng nhất để tinh chế các hợp chất ở dạng rắn. Sự kết tinh có thể thực hiện bằng cách giảm nhiệt độ hay bằng cách thay đổi hệ dung môi. Dung môi chứa các vệt CKS cuối cùng của các quá trình kết tinh có thể loại bỏ bằng cách cô chân không. Các phương pháp: sắc ký hấp phụ, sắc ký bản mỏng hay sắc ký lỏng cao áp là những phương pháp tinh chế CKS rất có hiệu quả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chủng xạ khuẩn biển sinh hoạt chất kháng khuẩn (Trang 32)