Quan niệm của Ma Văn Kháng về nghệ thuật tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 69)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Quan niệm của Ma Văn Kháng về nghệ thuật tiểu thuyết

Từ điển thuật ngữ Văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi định nghĩa tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.”. Không phải ngẫu nhiên mà tiểu thuyết được coi là hình thái độc đáo của nghệ thuật ngôn từ, và vẫn đứng ở vị trí then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại. Tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục… nghĩa là tiểu thuyết có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo chiều hướng tiếp cận cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó.

Về đặc điểm thể loại, tiểu thuyết có các đặc điểm sau: Thứ nhất, tiểu thuyết là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư. Thứ hai, nét tiêu biểu làm cho tiểu thuyết khác với Truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên và anh hùng ca là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống, không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Thứ ba, cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với các nhân

vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ: nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”, tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành động. Thứ tư, thành phần chính yếu của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và tính cách nhân vật như ở truyện vừa và truyện ngắn trung cổ. ngoài hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với người, về đồ vật, môi trường… Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và nội dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật. Cuối cùng, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của thể loại văn học khác.

Nếu truyện ngắn là một lát cắt ngang thì tiểu thuyết là một dòng sông hùng vĩ mà bất cứ nhà văn nào cũng đều muốn thử sức và chinh phục. “Tiểu thuyết, giấc mộng vàng kỳ vĩ của những kẻ dám đem sinh mệnh mình đánh đổi lấy sự nghiệp văn xuôi nghệ thuật” [44; 239].

Ma Văn Kháng được biết đến không chỉ với những truyện ngắn rất duyên và hấp dẫn mà còn là một cây bút tiểu thuyết có tài. Những tiểu thuyết làm nên tên tuổi của ông ở cả đề tài miền núi và đề tài thành thị như: Đám cưới không có giấy giá thú, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút cảnh đời, Đồng bạc trắng hoa xòe, Một mình một ngựa…. mỗi tác phẩm đều mang theo một bài học sâu sắc, nhắc chúng ta về tình yêu đời, yêu cuộc sống. Tiểu thuyết là thể loại thành công của ông và để đạt được điều đó, Ma Văn Kháng cũng phải là người rất am hiểu về thể loại này. Nhà văn coi tiểu thuyết là “loại hình trọng yếu của văn học, tiểu thuyết là loại hình tiêu biểu, căn bản của văn xuôi ở mỗi thời kỳ văn học, của mỗi tư trào văn học, hành trang chủ yếu của mỗi cây bút văn xuôi” [66; 547].

Bàn về tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã nhắc đến những quan niệm về tiểu thuyết của nhiều tác gia nổi tiếng trên thế giới như: Garcia Marquez, Jose Ortéga Y Gasset, Mikhail Kundera, Rolland Barth… với bản thân Ma Văn Kháng, tiểu thuyết được coi là “mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời” và theo nhà văn: “Mọi người đều thích nghe chuyện cuộc đời, truyện ngắn thỏa mãn con người bằng những câu chuyện được hạn định bằng vấn đề và số lượng nhân vật. Kịch đem lại cho con người cơ hội thưởng thức những thời khắc đầy kịch tính, còn tiểu thuyết người đọc tìm đến để có được một bức tranh tổng thể, lôi cuốn, dẫn độc giả từ khởi đầu đến kết thúc, chưa đựng sự giải tỏa mọi băn khoăn, tò mò” [66; 547].

Trong ý thức sáng tạo của mình Ma Văn Kháng luôn nỗ lực thể hiện đa hình, hắt bóng nhiều cuộc đời vào trong tác phẩm với những tu duy mới mẻ, đem đến cho người đọc sự cảm nhận về chiều sâu. Đọc những tác phẩm của ông người đọc bất giác khi thấy một cái gì đó quá quen thuộc, nhưng lại có phần lạ lẫm, khó nắm bắt như chính sự phát triển của tính cách, tâm hồn con người ở những tình huống khác nhau. Cuộc đời con người là một chuỗi những hành trình, con người vẫn luôn nuôi khát vọng lưu giữ lại những phút giây mình đã sống, đã đi qua. Tiểu thuyết bắt nhịp được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng ấy, nó bộc lộ được những khả năng ưu thế hơn các thể loại khác trong nhiệm vụ lưu lại những hình bóng của cuộc đời trong những giờ khắc thiêng liêng nhất.

Nhận định vai trò quan trọng của tiểu thuyết đối với đời sống văn học, nhà văn có những đánh giá chân thành về sự chững lại của tiểu thuyết trong đời sống hôm nay. Có thể nói, ở bất cứ một trào lưu văn học nào hay một thể loại văn học nào khi đã đạt đến đỉnh cao chói lọi, trải qua thời kì huy hoàng thì hệ lụy tất yếu là sẽ phải có sự chững lại cần thiết để chiêm nghiệm thêm về những giá trị phản ánh, cũng như tư duy của người viết, Ma Văn Kháng đã

có những nhìn nhận rất xác thực, không né tránh mà đi sâu tìm hiểu, mổ xẻ những nguyên nhân và phương hướng phát triển của tiểu thuyết trong tương lai. Tham dự vào hai cuộc thảo luận bàn về tiểu thuyết trong những năm qua, Ma Văn Kháng đã chỉ ra những căn nguyên cơ bản liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tiểu thuyết.

1.Tiểu thuyết là một loại không dễ để viết, xét thực tiễn văn học thấy rõ: Tiểu thuyết thường được mùa sau những chấn động lớn của xã hội. Sự bức bối của ngòi bút đòi giải tỏa và xuất hiện những yếu tố mới lạ trong văn hóa, tình cảm. Tiểu thuyết của ta hiện yếu về cả hai phương diện: cũ về thi pháp, thiếu cái mới lại về chất liệu.

2.Vấn đề cốt tử của tiểu thuyết không phải là chất liệu mới lạ mà là cách nhìn, cách xem xét hiện thực. Văn học luôn luôn là sự quá khích trong cách biểu hiện và lí giải. Chúng ta lại chú trọng sự đúng mực, quân bình. Nhà tiểu thuyết cần có tầm nhìn, tư thế nhân loại mới có thể có tác phẩm hay.

3. Nhân vật của văn học bao giờ cũng là con người đa chiều, đa tạp… vấn đề của tiểu thuyết là sự hoàn thiện nhân cách con người, nhưng tiểu thuyết đã bỏ qua.

4.Tiểu thuyết hôm nay vẫn phát triển trên một cái nền vững chãi, có nhiều cuốn chưa được đánh giá kỹ lưỡng (tiểu thuyết của ông Văn Tùng, Trần Huy Quang, Nguyễn Phúc Lộc…).

5.Cám cảnh cho văn xuôi nói chung và tác phẩm nói riêng hôm nay là số phận của nó nằm trong tay các chủ nhà xuất bản, các nhà in ấn, phát hành tư nhân.

6.Tiểu thuyết viết không dễ, nhưng hấp dẫn ngay với người viết, nhiều người viết chưa chuẩn bị đã xông vào cuộc…nhân vật là sự sống của tiểu thuyết. Tiểu thuyết hiện nay yếu về nhân vật nên làm sao hay được.

7.Tiểu thuyết phát triển ở thời kì tập thể hóa nông nghiệp và chiến tranh, xem ra đó là lúc giằng xé dữ dội nhưng là trên bình diện văn học, còn

trong tâm hồn nhà văn là sự ổn định … tiểu thuyêt bây giờ bỏ qua những chủ đề lớn. Quẩn quanh chuyện phòng the và éo le tình ái, ông nọ ngủ với bà kia.

8.Nói chất liệu mới của tiểu thuyết là nói đến các vỉa tầng mới của hiện thực dưới ánh sáng mới, một quan niệm mới. Nhà tiểu thuyết sáng tạo là sáng tạo quan niệm. Vấn đề là đổi mới cách nhìn, sẽ có vô số chất liệu, chất liệu mới không phải là cái ly kỳ xa lạ. Bên cạnh đó là sự tìm tòi các thủ pháp mới. Nhà văn phải biết đột phá hiện thực.

9.Phê bình tiểu thuyết hiện nay rất dở, nhưng tiểu thuyết còn dở hơn. Thiếu quan trọng nhất của nhiều nhà tiểu thuyết là thiếu tư duy tiểu thuyết.

10. Tiểu thuyết hôm nay không hấp dẫn bạn đọc vì rơi vào màn cũ, né tránh các vấn đề gay cấn, chỉ có những gay cấn tình dục, phục vụ cho các thị hiếu tầm thường. Điều tâm đắc nhất không dám viết, viết tác phẩm tâm đắc nhất khó in.

11. Tiểu thuyết là câu chuyện lớn bao gồm trong nó nhiều câu chuyện nhỏ, là bức tranh hoành tráng, thiếu nó là dân tộc thiếu sử thi. Tuy nhiện, đối xử với nhà tiểu thuyết còn nhiều bất cập, nhuận bút rẻ mạt. Giới thiệu phê bình còn thiên vị, không công bằng.

12. Tiểu thuyết hiện nay yếu về tính dự báo. Có một khoảng cách đan kẽ giữa những nhà tiểu thuyết và bạn đọc.

13. Bước tiến mới của tiểu thuyết là khi nó miêu tả số phận con người. Hiện thực hôm nay là mảnh đất màu mỡ của tiểu thuyết. Tuy nhiên vấn đề là ở tầm văn hoá, triết học với sức kết tinh tài năng của nhà văn.

Từ những nhận xét trên của Ma Văn Kháng thì có thể thấy rằng, sự chững lại của tiểu thuyết hôm nay do rất nhiều nguyên nhân và những nguyên nhân này đều có tác động trực tiếp đến hoạt động sáng tạo của những cây bút viết tiểu thuyết. Ý thức được vấn đề đó, nhiều nhà văn đã nỗ lực không ngừng tìm tòi ra con đường và hướng đi mới cho tiểu thuyết. Ma Văn Kháng cũng

không nằm ngoài sự trăn trở đó. Là một cây bút viết tiểu thuyết chuyên nghiệp, Ma Văn Kháng đã nhìn nhận sâu sắc những vấn đề mà tiểu thuyết đang trải qua. Từ cá nhân mình, thông qua thực tiễn sáng tác Ma Văn Kháng cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập khiến nhà văn không thể sáng tạo theo mong muốn và chân lý của mình

Trước tiên đó là do sự cản trở của đời sống kinh tế thị trường, nhà văn cũng phải lăn lộn kiếm sống giữa thời buổi kinh tế đầy bon chen, khó nhọc và là thời của công nghệ thông tin cập nhật hàng ngày. “Tiểu thuyết có mục đích là tạo được bức tranh tổng hòa khái quát, một cái nhìn về thế giới đang tồn tại, trơ trọi, cô lập giữa cái cập nhật hàng ngày. Khó khăn xiết bao, nhà văn thì cũng phải kiếm sống…tư duy kinh tế cần tỉnh táo mà tiểu thuyết cần viết trong sâu lắng, chiêm nghiệm, buồn thay!” [66; 556].

Và đó cũng là “nguyên nhân quan trọng khiến cho nhiều tiểu thuyết hoàn toàn đóng cửa với thế giới tâm hồn, không gây một băn khoăn, một đau đớn, một xáo động, một ý chí nhân sinh, không tải tư tưởng nào.”[66;556]. Nhà văn trong hành trình sáng tạo của mình không quá đề cao vấn đề tác phẩm sẽ mang về cho mình bao nhiêu lợi nhuận, nhà văn cầm bút sáng tạo như một ham muốn tự thân, một ý thức sáng tạo luôn thường trực và trở thành động lực thôi thúc nhà văn phải viết. Nhưng không thể phủ nhận con đường để một tác phẩm nghệ thuật chân chính ra đời cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố.

Thứ nữa, Ma Văn Kháng cũng chỉ ra yếu tố bạn đọc trong hoạt động tiếp nhận những tác phẩm mới. Theo ông, “tiểu thuyết cũng đang trình làng trước bạn đọc đương đại bị phân hóa rõ rệt”. Đây cũng được xem là một trong những vấn đề cốt tử của tiểu thuyết. Chủ thể tiếp nhận có vai trò quan trọng trong việc làm nên sự sống của tác phẩm văn học nhưng mỗi người đọc lại có cách cảm nhận và sở thích khác nhau, đôi khi sự lựa chọn của độc giả lại không trùng với sự vận động và phát triển của văn học. “Một số vẫn ham mê

đeo đuổi các truyện tình dễ dãi, ly kì 4, 5 tập dài cả ngàn trang, nhằm thỏa mãn bản năng tò mò và nhu cầu giải trí. Nhiều người đọc đã từ bỏ giá trị một thời đã say mê, những tác giả cổ điển, kinh điển, tiểu thuyết mẫu mực của thế kỉ XIX, đầu thế kỷ này và lối viết truyền thống. Số nữa đang tìm tới tiểu thuyết với những yêu cầu thẩm mỹ cao hơn, lạ hơn, sâu sắc hơn về nội dung và đẹp hơn về câu chữ” [66; 556].

Trên cơ sở nhìn ra những vấn đề gây trở ngại cho tiểu thuyết hôm nay, Ma Văn Kháng với vai trò người viết tiểu thuyết chuyên nghiệp đã đặt ra những những yêu cầu và phương hướng phát triển cho tiểu thuyết dựa trên những lí thuyết của các tiểu thuyết gia, các nhà lí luận trên thế giới. Theo Ma Văn Kháng “một tiểu thuyết hay phải chứa đựng những sự kiện của đời sống thực, mang giá trị phổ quát nhất định; thu hút được sự chú ý, nuôi dưỡng được mối hồ nghi của độc giả trong một diễn tiến được trôi dạt thỏa sức vào miền huyền ảo của trí tưởng tượng” [44; 233]. Như vậy, Ma Văn Kháng đã mở rộng biên độ của tiểu thuyết, tiểu thuyết không chỉ chứa đựng những dữ kiện đời sống mà còn tạo ra sự hồ nghi, tức sự đoán đọc của độc giả, từ đó ý nghĩa của tác phẩm sẽ mở ra vô cùng theo trí tưởng tượng của bạn đọc. Ông cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo của nhà văn. Nếu nhà văn chỉ có logic mà khô cứng về mặt cảm xúc thì sẽ không tạo được sáng trong tác phẩm, và tác phẩm cũng không thể “làm tổ” trong lòng bạn đọc.

Soi chiếu vào đời sống tiểu thuyết hôm nay, nhà văn Ma Văn Kháng cũng có những nhận định về sức sống của một số loại tiểu thuyết trong đời sống văn học đương đại. Với tiểu thuyết tự thuật, ông đánh giá “là một thể loại được phát triển…đó có thể là thị hiếu của con người hôm nay, có khát vọng tiếp cận tối đa sát sạt với cái thật cuộc đời ở dạng nguyên khởi, chất phác, mộc mạc, không chau chuốt, trang trí, tô điểm” [44; 237-238].

“Tiểu thuyết trường thiên kể lể nhạt nhẽo, thừa thãi từa tựa nhau về kết cấu, cốt truyện sẽ cáo chung”, “Tiểu thuyết viết theo lối truyền thống tiếp tục được sáng tạo, với đối tượng miêu tả là người chiến sĩ, người công nhân, người nông dân trong các cuộc cách mạng xã hội rộng lớn” [44; 238].

Từ những nhận định chung về số phận của tiểu thuyết, Ma Văn Kháng chỉ ra rằng tiểu thuyết hôm nay chỉ có thể được giải cứu bằng chính nhà tiểu thuyết. Ông khẳng định khả năng của tiểu thuyết cũng như trách nhiệm của mỗi nhà văn với thể loại này: “Và công việc tiểu thuyết dù có bí ẩn đến thế nào, dù có bị các phương tiện thông tin đại chúng xô lấn đến thế nào thì tiểu thuyết vẫn là thể loại lớn, đang biến động không ngừng theo sự vân động của cuộc sống, xã hội; tiểu thuyết mãi mãi là một tổng hợp tinh thần tối cao của mỗi nhà văn, là giá trị không thể thay thê. Vì mỗi tiểu thuyết gia chính là kẻ có sứ mệnh dấn thân tìm đường, tự ý thức về giá trị không thể thay thế được của mình, gắn bó, phục vụ cuộc sống của nhân dân và đất nước mình” [44; 239].

Tiếp thu những ý kiến của các nhà tiểu thuyết trên thế giới và hiểu được những mặt hạn chế trong tiểu thuyết của một số nhà văn Việt Nam nên

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)