Ma Văn Kháng bàn về các thể loại văn xuôi

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 52)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.2.Ma Văn Kháng bàn về các thể loại văn xuôi

(Truyện ngắn, Tiểu thuyết, Hồi ký, Bút ký)

Từ điển thuật ngữ Văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa Thể loại văn học là: “Dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy…Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để đổi mới giữ gìn thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định”.

Thể loại văn học là những quy tắc tổ chức hình thức tác phẩm ứng với những loại hình nội dung nghệ thuật của nó. Nói cách khác, một tác phẩm văn học ra đời là sự kết hợp bởi hai mặt nội dung và hình thức, nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này thì sẽ không thể có một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh theo đúng nghĩa là những sáng tác văn chương. Nội dung tác phẩm (cái được biểu đạt) là hiện thực đời sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn còn hình thức tác phẩm (cái biểu đạt) là hiện tượng độc đáo, ứng với nội dung độc đáo, đó không phải là số cộng giản đơn của các thủ pháp và phương tiện nghệ thuật.

Ma Văn Kháng qua thực tiễn sáng tác và qua các bài bút ký, nhà văn đã cho thấy sự ý thức rất nghiêm ngặt về sự thể hiện hai mặt nội dung và hình thức trong tác phẩm của mình.

Đối với ông, tác phẩm hay không chỉ bằng nội dung phản ánh mà nó còn là sự hấp dẫn về hình thức. Để có một hình thức độc đáo quả là không dễ

dàng, nó đòi hỏi tài năng và cả kinh nghiệm của người viết. Ma Văn Kháng quan niệm: “Tác phẩm hay, tác phẩm lớn, câu chuyện thật không đơn giản, nó rắc rối,dữ dằn và thăm thẳm như sự sống, có cảm tưởng lần mò mãi mà không tới được cái bí quyết cuối cùng, cái tận cùng cần biết” [66; 560].

Là một nhà văn tâm huyết với nghề, Ma Văn Kháng không dễ dàng bằng lòng với những hình thức diễn đạt đã trở thành xói mòn, những nội dung phản ánh không thiết thực. Ông cho rằng: “Khi một người viết chọn hình thức biểu hiện thế này hay thế khác, thể loại này hay thể loại khác, cách dung chữ và đặt câu thế này hay thế khác, công việc đó giống như công việc của người thợ đóng thuyền, chiếc thuyền đóng ra phải chở được nhiều người và đi lại tiện lợi. Tất cả mọi hình thức biểu hiện đều nhằm chở một cái nội dung nào đó tới người đọc, phải chở được nhiều và đi bằng con đường thẳng tới đích” [11; 341].

Các thể loại văn học (hình thức nghệ thuật) là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của tác phẩm, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó hiện diện độc đáo. Do đó, tìm hiểu mặt hình thức nghệ thuật là điều kiện duy nhất để người đọc hiểu đúng nội dung. Và trong vai trò chủ thể sáng tạo, các nhà văn cần có sự am hiểu sâu sắc về thể loại nhằm lựa chọn và phát huy tối đa sức mạnh của từng thể loại trong việc phản ánh nội dung một cách đặc thù. Ma Văn Kháng rất ý thức được điều đó và ông không ngừng học tập, tìm tòi cái mới để mang lại cho tác phẩm của mình những hình thức thể hiện đa dạng. Từ thực tiễn của hơn nửa thế kỉ sáng tác văn xuôi, những trang bút ký, tiểu luận của Ma Văn Kháng là những thu hoạch cá thể nhà văn nồng nhiệt, nhằm đối thoại với các lý thuyết phương Tây bằng trải nghiệm thực tiễn Việt Nam, cùng là những “bật mí” riêng tư về công việc bếp núc văn chương trên những sáng tác cụ thể của mình mà ông tâm đắc hoặc chúng đã được dư luận chú ý bình luận.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 52)