Về vai trò của phê bình

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 98)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

3.2.2. Về vai trò của phê bình

Tác phẩm nghệ thuật ra đời, tồn tại trong đời sống thẩm mĩ với tư cách là một vật thể mang giá trị nghệ thuật. Giá trị này được quyết định bởi nội dung tinh thần và phẩm chất của hình thức mang giá trị đó. Đồng thời nó cũng được quyết định bởi tính chất của những nhu cầu xã hội và mức độ đáp ứng của tác phẩm đối với những nhu cầu ấy. Nói cách khác, giá trị nghệ thuật tùy thuộc vào lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Như vậy, từ trong bản thân tính

chất của tác phẩm nghệ thuật đã nảy sinh nhu cầu tất yếu đánh giá giá trị các tác phẩm nghệ thuật, đó là hoạt động phê bình nghệ thuật. Nhà phê bình được xem là “công cụ thẩm mĩ” đặc biệt để một lần nữa xác định giá trị tác phẩm nghệ thuật khi nó tồn tại trong đời sống thẩm mĩ với tư cách là một vật thể mang giá trị nghệ thuật. Giá trị tự thân của tác phẩm nghệ thuật và sự đánh giá của nhà phê bình có sự trùng khớp nhau không, đó là một công việc lớn của phê bình nghệ thuật.

Là một cây bút văn xuôi lão luyện, Ma Văn Kháng đã sớm nhận ra vai trò của phê bình đối với hoạt động tiếp nhận văn chương. Ông hiểu rằng, độc giả có thể thông qua những ý kiến đánh giá, phê bình để có thể hiểu hơn về ý nghĩa của tác phẩm. Trên thực tế thì có nhiều tác phẩm trở nên hay và đa tầng ý nghĩa khi được các nhà phê bình quan tâm và đánh giá. Ma Văn Kháng qua tiểu luận, bút ký về nghề đã chỉ ra mối quan hệ tương hỗ giữa sáng tác và phê bình, “có sáng tác thì có phê bình. Có tự do sáng tác thì có tự do phê bình. Hiển nhiên là vậy. Sáng tác - phê bình, một cặp phạm trù, hai mặt của một thực thể văn học. Nói như vậy để thấy chúng có mặt gần gũi nhau, nhưng không phải là một thể thống nhất trùng khít nhau” [44; 146].

Phê bình văn học tác động vào tất cả các khâu của quá trình sáng tạo - giáo tiếp văn học. Phê bình là một loại hình hoạt động tinh thần nằm giữa khoa học và nghệ thuật. Là khoa học, phê bình có hệ thống tiêu chuẩn đánh giá riêng, có phương pháp đánh giá riêng đối với các hiện tượng văn học. Là nghệ thuật, mỗi tác phẩm phê bình mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả. Từ văn bản văn học, mỗi nhà phê bình sáng tạo nên một văn bản có giá trị độc lập, nhân lên những sáng tạo nghệ thuật, giúp người thưởng thức phê bình đọc thấy những ý nghĩa dôi thêm của tác phẩm, và tiếp tục đồng sáng tạo, làm phong phú thêm những giá trị văn học, làm giàu thêm cho đời sống tinh thần của con người. Trên tiêu chí đó, có thể xem Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh là một chuẩn mực.

Ma Văn Kháng coi Hoài Thanh là thần tượng của mình, ông đánh giá rất cao cuốn Thi nhân việt nam, nhà văn cho rằng: “Thi nhân Việt Nam! Một phối ngẫu tuyệt đẹp giữa sáng tác và phê bình. Cuộc kết đôi hoàn hảo cảu trai tài, gái sắc, của mùa màng văn học. Với Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã lập được một vĩ nghiệp chưa từng có” [44; 148]. Thi nhân Việt Nam là đỉnh cao chói lọi của nền phê bình văn học Việt Nam, là hình tượng đáng được quan tâm nhất. Qua cuốn sách này, Hoài Thanh đã trình làng một lối phê bình gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc khó tả, với lối văn linh hoạt, ngọt ngào dẫn dắt người đọc đến gần hơn với chân dung nhà văn và những tác phẩm tiêu biểu của họ. Những đóng góp của Hoài Thanh đến nay vẫn luôn được khẳng định và ngợi ca, Ma Văn Kháng nhấn mạnh: “Hoài Thanh! Một tầm nhìn bác học. một sức thần cảm của thi bá. Một áng văn ngọt ngào diễm lệ mà khúc triết, oai dũng… Thi nhân Việt Nam - một tình yêu siêu lý” [44; 148].

Ma Văn kháng luôn đề cao vai trò của phê bình văn học đối với hoạt động tiếp nhận văn chương. Phê bình văn học tồn tại như một cơ chế giám sát đầy hiệu năng của xã hội bên cạnh nhà văn nhằm động viên, khuyến khích hay cảnh tỉnh, cảnh báo. Phê bình đóng vai trò quan trọng trong việc lí giải, cắt nghĩa tác phẩm văn học. Với ưu thế của một hoạt động mang tính chuyên nghiệp, sự cắt nghĩa tác phẩm của phê bình thường hàm chứa những phát hiện mới mẻ, tác động mạnh mẽ đến người đọc. Phê bình bồi dưỡng, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, xây dựng tinh thần lành mạnh cho xã hội.

Bên cạnh đó, nhà văn Ma Văn Kháng cũng cho rằng phê bình không thể là cái roi tự phụ, áp đặt, dạy khôn người khác, mà cần phải là một trí tuệ hiền minh với tâm thế rộng mở, sẵn sàng đối thoại bình đẳng dân chủ, làm phát lộ chân xác ý nghĩa khách quan từ nội dung văn bản tác phẩm, những tìm tòi, thể nghiệm nghệ thuật khổ công của nhà văn, khiến văn bản tác phẩm từ chỗ chỉ là vật tự nó, trở thành tác phẩm - vật sở hữu cho ta, dưới góc nhìn tư tưởng, thẩm mỹ của người đọc. Ông cũng đề cập tới phê bình lý luận một

thời được xem như là: “Cây roi quất cho con ngựa sáng tác lồng lên, xem hoạt động phê bình như là yếu tố kích thích, thúc đẩy sự sáng tác của lý luận phê bình” [44; 155]. Quan niệm này cũng ít nhiều gây tranh cãi, người hiểu đúng, người hiểu sai nhưng nhìn chung xét về một phương diện nào đó cũng để lại những tác hại khôn lường.

Đánh giá vai trò của phê bình, Ma Văn Kháng phát biểu: “sự hưng vượng của một nền văn học lớn trong đó dứt khoát bao gồm sự song song phát triển đồng bộ của cả hai lĩnh vực: Sáng tác và lý luận phê bình” [44; 167]. Ở một nền văn học phát triển, việc giáo dục nghệ thuật cùng giáo dục thẩm mỹ được chú trọng thì công chúng nghệ thuật càng phát triển, nâng cao. Nhạy cảm về nghệ thuật, am hiểu về nghệ thuật, tức là có kiến thức về nghệ thuật mới có khả năng thưởng thức nghệ thuật, mới tiếp nhận được giá trị của tác phẩm, tác phẩm nghệ thuật luôn biến đổi và đa nghĩa. Do đó, việc tiếp nhận đối với độc giả thật không dễ dàng. Trong bối cảnh đó, phê bình giữ vai trò đặc biệt quan trọng, kéo gần khoảng cách của độc giả đến với sáng tác bằng những luận giải của mình thông qua cấu trúc của văn bản nghệ thuật. Nhà phê bình bằng năng lực tư duy và cảm thụ sẽ phát hiện ra ý nghĩa tiềm ẩn của tác phẩm, đem đến cho tác phẩm những giá trị mới, giúp người đọc hiểu hơn về tư tưởng mà nhà văn muốn nói đến trong tác phẩm của mình.

Ma Văn Kháng trong hoạt động sáng tạo của mình do sớm ý thức được vai trò của phê bình đối với sáng tác nên những tác phẩm của ông viết ra đều được đông đảo giới phê bình quan tâm và đưa ra những kiến giải, vì thế người đọc cũng có thêm nhiều cơ hội tiếp nhận tác phẩm ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sự trân trọng của nhà văn đối với những nhà phê bình cũng chính là sự trân trọng của ông đối với những đứa con tinh thần mà mình tạo ra, khẳng định ý thức nghề nghiệp rất cao của một nhà văn suốt đời nặng lòng với nhân dân, đất nước.

KẾT LUẬN

1. Ma Văn Kháng là một cây bút văn xuôi đặc sắc ngay từ thời kỳ đầu trong công cuộc đổi mới văn học với mục tiêu “viết để bảo vệ, khẳng định những giá trị chân chính của cuộc sống”. Trong đời văn của mình, ông như một con ong cần mẫn, chi chút xây tổ bằng cả tâm và cả cái tài của người cầm bút. Ông đã có một khối lượng sáng tác đồ sộ, bề thế ở mọi loại hình văn xuôi, ông là một nhà văn có phong cách viết văn xuôi độc đáo và là cây bút viết tiểu luận và bút ký có tài.

Qua tiểu luận, bút ký về nghề văn Ma Văn Kháng bày tỏ ý thức về hoạt động lao động viết văn như là một nghề nghiệp đặc thù, sự xác định tính chất nghề trong lao động viết văn phần nào cho thấy ý thức sáng tạo và trách nhiệm của người cầm bút, đồng thời nó cũng đặt ra yêu cầu khắt khe cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Với quan niệm “sống đã rồi hãy viết”, Ma Văn Kháng đã chỉ ra bản chất của văn chương, văn học nghệ thuật là bức tranh phản ánh đời sống với tất cả những biến cố của hiện thực xã hội, nó có tác động rất lớn đến cuộc sống nhân sinh, hướng con người đến những điều Chân - Thiện - Mỹ. Nhà văn quan niệm một tác phẩm văn học nghệ thuật đích thực phải là một tác phẩm nói lên tiếng nói của nhân quần, gợi lên những giá trị cao cả của đời sống và con người. tác phẩm ấy vượt qua những toan tính cá nhân để trở thành tiếng nói chung cho cả thời đại.

2. Qua hàng chục bài viết với những trang tiểu luận, bút ký về nghề văn, Ma Văn Kháng đã bày tỏ quan niệm về văn chương, về nhà văn, về tác phẩm văn học và về người đọc. Coi văn chương là một “cửa sổ nhìn ra thế giới”, Ma Văn Kháng đã dồn tâm huyết của mình để bước vào thế giới văn chương, khám phá ra những vỉa tầng của đời sống đang còn những góc khuất chưa được tỏ bày. Những quan niệm của ông về nghề văn, về tác phẩm văn học vừa

mang tính lập thuyết vừa là sự chiêm nghiệm trong quá trình sáng tác của chính mình, đồng thời nó cũng là sự tìm đường, trăn trở trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

Ma văn kháng coi văn chương là một nghề cao quý trong những nghề cao quý. Nghề văn là một nghề khó nhọc và còn phải có duyên mới đến được với nghề. Trong nghề viết văn, tài năng và tuổi nghề chưa đủ đảm bảo để thành công mà còn cần nhiều yếu tố ngẫu nhiên may mắn. Ông cũng cho rằng cảm hứng là yếu tố rất quan trọng đối với người nghệ sĩ, đó là những phút giây huyền diệu khiến ngòi bút thăng hoa. Bên cạnh đó, những ý kiến của ông về chủ thể tiếp nhận đã đem đến những cái nhìn mới mẻ, ông đề cao vai trò của người đọc, đặc biệt là những nhà phê bình. Theo đó, nhà phê bình không phải là “thư đồng” của nhà văn mà đó là mối quan hệ Bá Nha - Tử Kỳ, đó là những người đồng nghiệp cao cấp, những người bạn tri âm

3. Trong tâm niệm của Ma Văn Kháng, hoạt động viết văn nếu không có sự lao động cật lực, nếu không có sự tìm tòi và sáng tạo tâm huyết thì nhà văn khó có thể cho ra đời những tác phẩm có khả năng chiếm lĩnh độc giả. Chính vì vậy trong hành trình sáng tạo của mình, Ma Văn Kháng luôn mạnh dạn, khát khao tìm kiếm, khai phá, vượt qua mọi khó khăn hoặc giới hạn để đem lạ cho đời những tác phẩm đích thực. Qua những tiểu luận và bút ký, Ma Văn Kháng đã thể hiện sự tìm tòi, cần mẫn học hỏi không mệt mỏi của nhà văn trong việc bếp núc văn chương, để cho ra đời một tác phẩm là cả một hành trình lao động cật lực và cân não, nó đòi hỏi nhà văn phải vận dụng toàn bộ những hiểu biết của mình về đời sống, những bí quyết nghề nghiệp và không ngừng tìm tòi cái mới. Những chia sẻ chân thành của nhà văn Ma Văn Kháng là những kinh nghiệm quý giá mà ông đã chắt lọc được qua suốt sự nghiệp văn chương của mình, đó có thể coi là những bài học, những ý kiến cho những nhà văn trẻ tham khảo và học tập.

4. Một đời văn sáng tạo không mệt mỏi, mang hết tâm huyết của mình để cống hiến cho nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã đúc rút được những kinh nghiệm quý giá và sâu sắc về những nhân tố cấu thành nên chỉnh thể văn chương. Những suy ngẫm của ông về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm soi chiếu vào thực tiễn sáng tác của mình ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết đã bộc lộ tư duy sáng tạo mới, thể hiện tầm nhìn và bút pháp phản ánh đa dạng của nhà văn. Từ những thành công nổi bật trên phương diện sáng tác, Ma Văn Kháng có những chia sẻ chân thành về quá trình sáng tác một số tác phẩm của mình, từ những truyện ngắn Một chiều giông tố, San cha chải…đến những tiểu thuyết Một mình một ngựa, Mùa lá rụng trong vườn, Ngược dòng nước … Và đặc biệt là cuốn hồi ký Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, người đọc như được tiếp cận gần hơn với những trải nghiệm trong đời văn của ông và hiểu hơn về chân dung của một nhà văn tài năng, cần mẫn trong sáng tạo, chí thú với nghề nghiệp.

Nghiên cứu tiểu luận, bút ký của nhà văn Ma Văn Kháng từ khía cạnh lí luận, phê bình là hướng đi có triển vọng và đầy thú vị. Qua đó thấy được tâm huyết của nhà văn Ma Văn Kháng với nghề văn cao quý và những ý kiến tham khảo quý báu của ông có ít nhiều ý nghĩa về mặt lí luận phê bình văn chương, nghệ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”, Tạp chíVăn học, số 9.

2. Arnaudop M. (1978), Tâm lý học sáng tạo, Nxb. Văn học, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Bakhtin M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ văn hóa thông tin và thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du Xb, Hà nội.

6.Ngô Vĩnh Bình (1994), “Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4.

7. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn (Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu), Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Di cảo Nguyễn Minh Châu (2009), Nxb. Hà Nội.

9. Lê Văn Chính (2004), Đặc điểm tiểu thuyết về đề tài thành thị của Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

10. Phan Huy Chú (1977), “Học giả và thi nhân” (Tư liệu dịch), Tạp chí Văn học, số 2.

11. Hồng Diệu (1990), “Về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú”, Báo Người giáo viên nhân dân, số 4.

12. Hà Minh Đức (Chủ biên, 2003), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb.Văn học, Hà Nội.

13. Gorky M. (1970), Bàn về Văn học, (Tập 1), Nxb. Văn học, Hà Nội. 14. Gorky M. (1970), Bàn về Văn học, (Tập 2), Nxb. Văn học, Hà Nội

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1999), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

17.Nguyễn Công Hoan (1997), Đời viết văn của tôi, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

18.Nguyễn Thị Huệ (1998), “Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80”, Tạp chí Văn học, số 02.

19. Lê Thanh Hùng (2006), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đầu đổi mới (giai đoạn 1980 - 1989), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 20.Trần Bảo Hưng (1984), “Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề đời

sống hôm nay”, Báo Phụ nữ Việt Nam, số 17.

21.Trần Bảo Hưng (1990) “Đám cưới không có giấy giá thú hay là những nghịch lý đau xót của thực tại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 6.

22.Hoàng Mai Hương (2011), “So sánh hồi ký - tự truyện của Ma Văn Kháng với hồi ký - tự truyện của Vũ Bằng và Tô Hoài”, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 203.

23.Tố Hữu (1981), Cuộc sống cách mạng và Văn học nghệ thuật, Nxb.Văn học, Hà Nội.

24.Đỗ Văn Hỷ (1993), Người xưa bàn về văn chương, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)