Nhà vă n nghệ sĩ ngôn từ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 50)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.1.2Nhà vă n nghệ sĩ ngôn từ

Văn chương sở thứ vũ khí lợi hại và kì diệu là ngôn từ, nhưng để phát huy được hết khả năng và sức mạnh của nó thì những nhà văn phải là những nghệ sĩ ngôn từ thực thụ. Nhà văn phải là người góp phần tìm tòi ra những từ mới, những cách diễn đạt mới, phải biết lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất cho tác phẩm cảu mình. Đây là một công việc không dễ dàng.

Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng nhà văn phải cặm cụi với từng từ, biết vận dụng đắc địa ngôn từ trong mọi hoàn cảnh, trong mọi điều kiện. Người viết văn đồng thời cũng là nhà ngôn ngữ, cao thủ trong thực hành bởi vì tác phẩm chính là sự vận dụng ngôn ngữ để xây dựng các hình tượng và các hình thức nghệ thuật. Tất cả mọi quá trình từ ý đồ sáng tạo đến đến quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ muốn thực hiện phải dựa vào ngôn ngữ, do đó nhà văn phải là người tài hoa về ngôn ngữ, chuyên nghiệp, bậc thầy trong lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, trau dồi kỹ thuật khi cầm bút.

Với nhà văn Ma Văn Kháng, việc sử dụng ngôn ngữ trước hết, nhà văn phải xuất phát từ tình yêu với Tiếng Việt, và chăm chút miệt mài lao động để có được thứ ngôn ngữ đẹp trong tác phẩm của mình. Trong khi tác nghiệp, ông luôn có ý thức tìm kiếm và lựa chọn ngôn ngữ sao cho nó phải gần với đời sống, bám sát vào đời sống mà cũng không kém sức gợi, sức liên tưởng. “Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, nó bám sát sạt vào đời sống con người” [44; 98]. Chính vì thế trong các sáng tác của Ma Văn Kháng ta không thấy sự bóng bẩy, hào nhoáng của câu văn, lời văn ông chuộng giản dị, tinh tế, giàu khả năng biểu cảm, câu văn thường cô đọng, súc tích, không rườm rà. Để làm được điều này đòi hỏi nhà văn phải đi sâu vào đời sống quần chúng, tìm hiểu lời ăn tiếng nói của họ, vốn ngôn từ của nhà văn phải rộng lớn và không ngừng tích lũy.

Ma Văn Kháng xem Tô Hoài là một người thầy của mình, đó là một nghệ sĩ ngôn từ tài hoa và sành sỏi, một trong những bậc thầy về ngôn ngữ văn học. Bởi “ông dạy ta làm việc với từng từ một. Cỏ mùa xuân khác với cỏ mùa thu. Ông nói: Mầu vàng nơi làng quê, của lúa, của rơm, của lũ gà con …khác nhau lắm. Một vùng cỏ áy bóng tà trong Truyện Kiều là rất chính xác lắm…” [44; 56]

Khả năng vận dụng và khả năng lựa chọn chính xác từ ngữ ở các nhà văn có độ nông sâu khác nhau. Nó thể hiện trình độ, tài năng cũng như sự tinh đời của người nghệ sĩ, đồng thời nó góp phần tạo phong cách riêng cho nhà văn.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 50)