Sự luyện rèn trong nghề viết

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 45)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.2.3.2Sự luyện rèn trong nghề viết

Để trở thành một nhà văn chuyên nghiệp không phải là điều dễ dàng, ngoài tài năng, năng khiếu bẩm sinh, kinh nghiệm sống, sự từng trải…thì văn

chương còn đòi ở người viết sự rèn luyện không ngừng và thật nghiêm khắc và chuyên tâm. Bởi văn chương là lĩnh vực luôn đòi hỏi cái mới và vô cùng khắt khe. Từ thực tiễn bản thân mình, Ma Văn Kháng cho rằng, nhà văn là người học nghề mê mải và có phải có sự rèn luyện nghiêm túc.

Nhà văn khiêm tốn tự nhận rằng mình không phải thuộc kiểu nhà văn có năng khiếu bẩm sinh, mà chỉ là một người chăm chỉ và cần mẫn với nghề, chịu khó không ngừng học tập để nâng cao tầm hiểu biết từ sách vở và học hỏi từ các nhà văn đàn anh về kinh nghiệm nghề nghiệp.

Học từ sách vở luôn là là điều kiên cần để có những kiến thức căn bản nhất. Nhà văn đề cao những lý thuyết văn học của lí luận văn học, “đó là những cuốn sách dạy nghề, cuốn sách nhập môn. Chúng cho chúng ta biết từ lịch sử của đời sống tinh thần ý thức, lý tưởng của văn chương, đến cách thức tổ chức một thể loại và các kiểu sử dụng ngôn ngữ” [44; 56]. Không chỉ sách lí luận, nhà văn còn cần phải đọc thật nhiều những tác phẩm của những nhà văn cùng thời ở nước mình và cả những nhà văn trên thế giới. Ma Văn Kháng rất có ý thức về việc đọc, ông nhận mình là một con mọt sách. Khi bắt đầu viết truyên ngắn, ông đã đọc gần như không sót một tập truyện ngắn nào của các nhà văn Việt Nam và thế giới xuất bản hồi đó. Từ Chekhov, Maupassant, Lỗ Tấn, Tô Hoài, Chu Văn, Nguyễn Khải…đến Trần Kim Thành, Hoàng Tiến, Châu Diên… Để viết tiểu thuyết, nhà văn phải đọc gần như hết các tiểu thuyết xuất bản đương thời, đọc từ Balzac, L.Tolstoi… đến Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Tường…

Như vậy, để có một tác phẩm ra đời quả thật đòi hỏi rất nhiều công phu, nhà văn hiểu biết sâu sắc và rộng về thể loại, sẽ như có một cái vốn quý làm cơ sở cho sáng tạo của mình.

Đọc là thói quen quan trọng, giúp nhà văn rèn luyện tay nghề, và tiếp xúc với những luồng tư tưởng tiến bộ, những quan niệm mới. Ma Văn Kháng viết: “Đọc để thẩm thấu! thẩm thấu là người thầy dạy tốt nhất. Thẩm thấu có

nghĩa là tinh lọc là ngấm nghía dần dần. Để tất cả nhuần nhuyễn vào máu thịt, biến thành bản năng tự nhiên, thành vô thức.” [44; 67]. Là một nhà văn cần mẫn, ông đọc gần như không bỏ sót một tác phẩm văn xuôi nào của bạn bè, kể từ tiểu thuyết, truyện ngắn, đến tản văn. Đọc nhiều nên ở Ma Văn Kháng luôn có cái nhìn đa khía cạnh, đa thẩm mỹ. Điều này có ảnh hưởng lớn đến những tác phẩm của ông sau này.

Bên cạnh đó, Ma Văn Kháng rất đề cao viêc học tập kinh nghiệm từ các nhà văn đàn anh, những người cùng nghề. Ông chia sẻ: “Những kinh nghiệm nghề nghiệp được các nhà văn đàn anh trực tiếp, đôi khi chỉ là những câu nói bâng quơ vô tình, nhưng đối với tôi lại có ý nghĩa đặc biệt và để lại trong tôi những ấn tượng lạ lùng” [44; 57]. Học từ những người đi trước là điều rất quan trọng, bởi đôi khi có những kinh nghiệm viết, những kỹ thuật viết, những cách viết, những quan niệm…chỉ có ở những người từng trải, sống nhiều năm với nghề mới đúc rút ra được. Đó là những kiến thức không có trong sách vở.

Rèn luyện trong nghề viết không chỉ dừng lại ở việc học, việc tích lũy, cần mẫn thu nhặt những cái hay của đồng nghiệp trong thiên hạ…mà đó còn là sự tự tìm tòi, sáng tạo. Nhà văn phải huy động tài năng, trí óc, và cả tâm hồn nữa để sáng tạo cái mới, cái riêng của bản thân mình. “Trong sáng tác văn chương, kinh nghiệm luôn mang ý nghĩa cá nhân. Không có chuyện cầm tay chỉ việc ở đây. Thành ra, có thể nói nghề văn là nghề tự đào tạo” [44; 68]. Nhà văn phải không ngừng đổi mới chính mình, tác phẩm sau nhất thiết không được là sự lặp lại của tác phẩm trước. “Không có chuyện sản xuất cơ giới, sản phẩm ra hàng loạt trong sáng tác văn chương. Nghề văn nghiệt ngã ở chỗ, sáng tác bao giờ cũng chỉ là độc bản” [44; 68].

Từ sự rèn luyện trong nghề viết của chính nhà văn Ma Văn Kháng, chúng ta có thể thấy nghề văn là một nghề vô cùng cực nhọc, nó luôn luôn đòi

hỏi người làm nghề phải lao động, phải rèn giũa bản thân mình. Bất cư ngành nghề nào cũng cần có rèn luyện nhưng ở văn chương nghệ thuật rèn luyện là yếu tố sống còn của sự nghiệp nhà văn. Sau mấy chục năm theo đuổi nghiệp văn chương, Ma Văn Kháng đúc rút được rằng: “Không hiểu các nghề khác thế nào, riêng nghề văn mà tôi theo đuổi thì đó là một nghề cần học hỏi suốt đời. Học nghề mải mê, không biết mệt, nếu anh còn muốn tiếp tục sống với cái nghề vất vả cực nhọc và tràn đầy niềm vui này” [44; 68].

Chƣơng 2

TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG -

MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC THÙ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 45)