Văn chương nghệ thuật ngôn từ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 49)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.1.1.Văn chương nghệ thuật ngôn từ

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, đây là đặc trưng cơ bản của Văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu, khu biệt Văn học với các ngành nghệ thuật khác như Âm nhạc, Hội họa, Điêu khắc…

Trong thời kì chưa có chữ viết của lịch sử loài người, sáng tác văn học tồn tại ở dạng truyền miệng, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, biến đổi theo những thay đổi của ý thức dân gian. Sự xuất hiện của chữ viết có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nghệ thuật chuyên nghiệp, người ta bắt đầu ghi lại những tác phẩm văn học. Đọc trở thành phương tiện cơ bản để lĩnh hội và truyền đạt nội dung và hình thức của chúng. Nhà văn dù vĩ đại đến đâu đi nữa, nhưng ý niệm về thiên tài của ông ta chỉ có thể hình thành khi người ta đọc và hiểu được những gì ông ta viết.

Ngôn từ không chỉ là những kí hiệu, không chỉ là những biểu tượng. chúng còn bao hàm một nội dung xác định, phản ánh mặt này hay mặt khác của đời sống con người. Khi được sử dụng, chúng thường làm xuất hiện một hình tượng cụ thể về thế giới. Ngôn từ thể hiện không chỉ tư tưởng mà cả hình tượng. Do đó nó có vai trò to lớn với tư cách là chất liệu xây dựng văn học nghệ thuật. Văn chương với tư cách là nghệ thuật ngôn từ hàm chứa nhiều khả năng biểu hiện mang tính đặc thù như: Tính phi vật thể của hình tượng, tính vô cực về không gian thời gian…

Bàn về chất liệu của văn chương, Ma Văn Kháng cho rằng chất liệu ngôn ngữ đã làm nên những giá trị văn chương mà không một phương tiện

nghệ thuật nào có được đó là khả năng lưu giữ lại cái cuộc sống của một thời được xây dựng bằng ngôn ngữ văn tự. Ngôn ngữ văn tự là một vũ khí lợi hại trong tay người nghệ sĩ vì: “Ngôn ngữ văn chương là thứ ngôn ngữ ở cấp độ siêu thường, nên có khả năng dựng nên được cả cuộc sống với đầy đủ màu sắc, mùi vị, âm thanh. Và về mặt này thì có lẽ nó có năng lực hơn cả Hội họa, Âm nhạc, Điện ảnh Tuồng chèo…” [44; 103].

Cách giải thích của nhà văn đã khẳng định những đặc trưng cơ bản của văn chương, khu biệt văn chương với các loại hình nghệ thuật khác. Là một nhà văn lão luyện, với nhiều tác phẩm xuất sắc như: Đồngbạc trắng hoa xòe, Mùa lá rụng trong vườn, Một mình một ngựa, San Cha Chải, …Ma Văn Kháng với những trải nghiệm thực tế sáng tác, ông hiểu được sức mạnh của ngôn từ trong việc xây dựng hình tượng, phản ánh đời sống, tác động vào tâm hồn con người. Qua tầng lớp chữ, người đọc có thể nhìn thấy được hình ảnh, nghe được âm thanh và ngửi được mùi vị đời sống hiện thực. Đó là khả năng kì diệu của văn học nghệ thuật ngôn từ - mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời

Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Thông qua ngôn ngữ nhà văn có thể xây dựng các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Có thể nói ngôn ngữ chính là phương tiện quan trọng của tác phẩm nghệ thuật. Chất liệu ngôn từ giúp cho văn chương mở rộng biên độ và khả năng phản ánh đời sống mà những ngành nghệ thuật khác khó đạt được.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút ký về nghề văn của ma văn kháng (Trang 49)