8. Dự kiến cấu trúc luận văn
1.1.3.2. Sự chuyên nghiệp hóa trong nghề văn
Xã hội Việt Nam trước Vũ Trọng Phụng, Tản Đà gần như không có kiểu người sản xuất, truyền bá các dạng sản phẩm văn chương theo lối chuyên nghiệp, chuyên nghề. Không cứ văn nhân - nho sĩ, ngay như những người hành nghề hát rong (trình xướng truyện thở, kể vè), hát xẩm…cũng vậy. Họ gần với nghề hành khất hơn là nghệ sĩ diễn xướng tác phẩm văn chương. Còn nho sĩ trí thức Việt thì do không có điều kiện (khách hàng và thị trường) để lưu thông sản phẩm trí tuệ, thành ra văn chương thơ phú chỉ là trò tiêu khiển trong phạm vi hẹp. Đương nhiên, sẽ không có hoạt động văn chương như một nghề chuyên nghiệp và cũng không thể có một quan niệm văn chương chuyên nghiệp theo nghĩa hiện đại.
Nói đến sự chuyên nghiệp hóa trong nghề văn là nói tới những người chuyên làm một nghề, say mê với nghề và phấn đấu cho sự tinh xảo của nghề để có những sản phẩm thực sự là nghệ thuật. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, đã chấp nhận dấn thân vào nghề là phải học, phải rèn luyện ngoài bút. Một nhà văn chuyên nghiệp là người theo đuổi nghề văn như một sự nghiệp, và đẩy tác phẩm của mình lên để có dư luận, tạo ra dấu vết sáng tạo trong đời
sống văn học, hay đời sống xã hội. Một cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến đồng nghiệp và bạn đọc là tác phẩm của một nhà văn chuyên nghiệp, 100 cuốn sách dở không làm nhà văn thành chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp thể hiện ở ý thức làm nghề của nhà văn.
Ma Văn Kháng là một cây bút chuyên nghiệp, cuộc đời viết văn của ông trải qua nhiều giai đoạn sáng tác khác nhau, ở mỗi giai đoạn ông đều đánh dấu tên mình bằng những sáng tác nổi bật. Trước hết cũng như nhiều nghệ sĩ khác trong xã hội hiên hiên đại, ông cũng cho răng viết văn là một nghề kiếm sống như mọi nghề khác trong nền kinh tế thị trường: “…cũng như mọi lao động khác, kiếm tiền băng ngòi bút cũng chẳng có gì là xấu xa, là không lương thiện cả. Lao động để kiếm sống là công việc của cả tỷ tỷ người đang diễn ra hằng ngày trên hành tinh của chúng ta. Tiền là vật ngang giá chứng tỏ lao động của anh có ích cho mọi người đến mức độ nào đó” [44; 25]. Tuy nhiên, tiền không phải là mục đích. Tiền chỉ là kết quả. “Xét đến cùng, cái đáy của bức tranh là tình yêu” (Picasso), Ma Văn Kháng đến với nghiệp cầm bút bởi lý do đơn giản là “yêu nghề mà đến với nghề”. Con đường viết văn chuyên nghiệp của ông là con đường không ngừng rèn luyện, không ngừng học nghề và say mê với nghề. Trước khi bước vào con đường của một người cầm bút chuyên nghiệp, Ma Văn Kháng từng làm nhà báo, chính thời gian này đã cho nhà văn có được những trải nghiệm và đặc biệt trau dồi vốn sống cho ông và sau hơn 20 năm làm nghề dạy học ở miền ngược, từ 1976 Ma Văn Kháng mới bắt đầu chính thức làm nghề viết chuyên nghiệp. Nhà văn đến với nghề bằng tình yêu đích thực. Điều này được kiểm chứng từ trong chính cuộc đời ông dù làm bất cứ cương vị nào, nghề nghiệp nào thì bản năng sống và viết vẫn luôn trong ông. Chính bởi niềm đam mê đã thôi thúc nhà văn sáng tạo tác phẩm, ông đã thể hiện rất rõ sự trân trọng và hết mình đối với nghề văn. Với ông viết văn là vì tình yêu đối với tiếng Việt.
Là một nhà văn chuyên nghiệp, Ma Văn Kháng ý thức được rằng người cầm bút phải luôn luôn học hỏi, luôn luôn tự phấn đấu rèn bởi “văn học cũng giống như rượu để lâu, càng lâu càng thuần, nhưng nếu quá lâu, không còn đủ kinh nghiệm và tri thức để lĩnh hội nữa thì cũng hết hứng thú…cuộc sống có bao giờ đứng yên. Văn học luôn luôn là thứ bị over date”, nhà văn là người đời đời khởi nghiệp, nghề văn đòi hỏi rất cao ý thức của người làm nghề.
Từ thực tiễn sự nghiệp văn chương của bản thân, Ma Văn Kháng luôn đề cao việc nhà văn cần luôn học miệt mài, mê mải ở 3 loại trường: trường đời, trường kiến văn và trường nghề. Nếu nhà văn biết đặt mình tiếp cận và liên thông với cội nguồn kiến thức văn hóa, văn nghệ truyền thông của dân tộc mình và tinh hoa tri thức của nhân loại, luôn chăm lo giữ gìn vị thế và uy tín của tên tuổi băng cách không ngừng rèn luyện thành thục tay nghề và đổi mới kĩ năng nghề nghiệp, thì anh ta có thể tạo tác nên những tác phẩm mới mẻ, hay, đẹp, hấp dẫn, để đời. Một năng khiếu thiên bẩm là rất cần thiết, nhưng nhà văn chuyên nghiệp nhất định phải học nghề.
Sự chuyên nghiệp còn thể hiện ở ý thức về trách nhiệm tự trau dồi, tự tìm ra những khiếm khuyết trong tác phẩm của mình. Ông viết: “tôi đã băn khoăn rất nhiều trong việc tìm kiếm cái căn nguyên đẻ ra sự yếu kém của những tác phẩm của mình, của bạn bè mình”.
Sự cần mẫn, chuyên tâm với nghề của Ma Văn Kháng trong suốt mấy chục năm cầm bút đã thể hiện thái độ trân trọng nghề của ông. Ở cương vị một nhà văn lão thành, Ma Văn Kháng là tấm gương không ngừng khổ luyện, không ngừng làm mới ngòi bút và đầy tâm huyết truyền nghề cho những nhà văn trẻ đã và đang trên con đường viết văn chuyên nghiệp.