Cá nhân

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 45)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1. Cá nhân

Khi do hành vi của một chủ thể này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà thiệt hại đối với người bị xâm phạm đã xảy ra và yếu tố lỗi thuộc về người gây ra hành vi xâm phạm thì đương nhiên người gây ra hành vi ấy hay gọi là người gây thiệt hại đương nhiên phải bồi thường. Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước…Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người có “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan

29

Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1 - quyển 2), Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, trang 62.

hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện. BLDS 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 606 BLDS 2005) mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể khác được mặc nhiên coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định cá nhân nào có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

Khi có thiệt hại xảy ra thì bên cạnh việc xác định mức độ thiệt hại, cùng các điều kiện cấu thành trách nhiệm của người gây thiệt hại thì việc xác định rõ ai là người phải đứng ra gánh vác trách nhiệm và thực hiện việc bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho người bị hại là một vấn đề rất quan trọng. Cơ quan tòa án có thẩm quyền khi nhận được đơn kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cũng phải hết sức thận trọng trong vấn đề này. Theo cách hiểu một cách chung và khái quát nhất thì ai là người gây ra thiệt hại thì người đó phải bồi thường. Cá nhân là chủ thể đầu tiên của quan hệ xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội và thường xuyên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Trong các quan hệ tài sản và nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thông qua hành vi con người. Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể, cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (Khoản 1 Điều 14 BLDS 2005). Khả năng có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự là khả năng để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật được pháp luật cho phép. Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là điều kiện cần để cá nhân có thể tham gia v ào quan hệ pháp luật dân sự đó.

 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 BLDS 2005). Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật là giống nhau, thì lại xác định năng lực hành vi của cá nhân không giống nhau. Những cá nhân khác có nhận thức hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý chí và lý trí của cá nhân đó, phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng hiểu biết và làm chủ được hành vi của họ. Căn cứ vào khả năng nhận thức, hiểu được hành vi và hậu quả của hành vi của cá nhân để phân biệt mức độ năng lực h ành vi dân sự của cá nhân.

Như vậy, khi một chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có nghĩa là chủ thể đó đang tham gia vào một quan hệ pháp luật, do vậy người này cần phải có đầy đủ năng lực chủ thể để tham gia vào một quan hệ pháp luật đó là năng lực pháp luật và năng

lực hành vi. Trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhiều khi người đứng ra thực hiện trách nhiệm bồi thường lại không phải là người đã trực tiếp gây ra thiệt hại mà họ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường là do lỗi quản lý của mình trong việc để thiệt hại xảy ra. Do đó, một điều kiện cần để quy trách nhiệm bồi th ường thiệt hại ngoài hợp đồng cho một chủ thể đó là mối quan hệ pháp lý giữa người gây thiệt hại và người phải bồi thường.

Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, tại Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 quy định năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân như sau:

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại m à còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật n ày.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”30.

 Người từ đủ 18 tuổi trở lên theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 là người thành niên (Điều 18 BLDS 2005) và người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không rơi vào các trường hợp bị Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên là hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23 BLDS 2005). Theo những quy định này thì khi một người đủ 18 tuổi họ có đầy đủ tư cách chủ thể để bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, có nghĩa là họ có toàn quyền tham gia các quan hệ dân sự với tư cách là một chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do mình thực hiện. Như vậy, người từ đủ 18 tuổi nếu không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác có ảnh hưởng đến năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình hoặc không bị tòa án tuyên là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải chịu trách nhiệm bồi thường

30

thiệt hại về những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người khác. Khẳng định này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 606 BLDS 2005: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại

thì phải tự bồi thường”. Do đó, Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi đầy đủ

phải tự bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Điều này xuất phát từ “khả năng bằng hành vi của họ tự tạo ra quyền và thực hiện nghĩa vụ” họ phải chịu trách nhiệm do hành vi bất hợp pháp của họ bằng tài sản của chính họ, tất nhiên họ không phải là người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS 2005) và hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23 BLDS 2005).

Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, nhiều người tuy có đầy đủ năng lực hành vi nhưng khả năng về tài sản của họ trên thực tế không có. Vì vậy khi quyết định bồi thường đối với những người này có thể động viên cha mẹ bồi thường thay cho con em họ, nếu cha mẹ tự nguyện bồi thường thì ghi nhận sự tự nguyện đó mà không buộc cha mẹ phải bồi thường thay cho con em họ. Trong trường hợp này, người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự.

 Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật thì đây là những người hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự (người dưới 6 tuổi) hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hay nói cách khác là chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần (người từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi). Những người này không có hoặc không đủ năng lực để tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại dù rằng thiệt hại đó là do bản thân họ gây. Trong độ tuổi này các chủ thể chưa có khả năng nhận thức hoặc chưa nhận thức một cách đầy đủ và chính xác về những việc mình đã làm cũng như chưa nhận thức được một cách sâu sắc về những thiệt hại có thể xảy ra do hành vi của mình. Do vậy, cha mẹ là người phải bồi thường thiệt hại do con em họ gây ra. Tuy nhiên, cách thức dùng tài sản để bồi thường được quy định đối với những người vị thành niên khác nhau. Đối với những người dưới 15 tuổi thì cha mẹ phải dùng tài sản của mình để bồi thường; nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng, thì lấy tài sản của con để bồi thường. Đối với những người từ 15 đến dưới 18 tuổi thì lấy tài sản của con để bồi thường cha mẹ chịu trách nhiệm bổ sung phần còn thiếu. Trong trường hợp này, người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người thiệt hại là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

 Những người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện quản lý thì trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì trường học, bệnh viện phải liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ bồi thường. Nếu tổ chức nêu trên chứng minh được mình không có lỗi trong thời gian quản lí thì cha mẹ, người giám hộ người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường thiệt hại. “Thời gian quản lí” được hiểu là thời hạn

trong đó các tổ chức theo quy định nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục, chữa bệnh mà họ đã không thực hiện được chức năng của họ, do lỗi họ quản lý không tốt, người không có năng lực hành vi dân sự, người dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho người khác (tổ chức lao động cho học sinh không tốt, đi tham quan, dã ngoại do trường tổ chức, không có các biện pháp an toàn bảo hộ, nhân viên bệnh viện không có biện pháp quản lý các bệnh nhân bị bệnh tâm thần). Nếu các cơ quan, tổ chức quản lí không có lỗi, thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: Cháu Nguyễn Thanh Ngọc 12 tuổi được đi cắm trại tại công viên do nhà trường tổ chức, do nghịch ngợm, cháu cùng một số bạn đã dẫm nát hai luống hoa, cây cảnh mới trồng. Ban quản lý công viên yêu cầu nhà trường phải đền bù thiệt hại. Nhà trường cho rằng bố, mẹ các cháu đã gây thiệt hại là người phải bồi thường. Bố mẹ các cháu cho rằng vụ việc xảy ra trong thời gian nhà trường quản lý nên trường có trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp này thì nhà trường sẽ chịu trách nhiệm bồi thường nếu trong việc quản lí, còn nếu nhà trường chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lí gây ra thiệt hại nói trên thì cha mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi th ường.

 Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ, thì người giám hộ được lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại kể cả khi người chưa thành niên đó chưa đủ mười lăm tuổi (Không áp dụng khoản 2 Điều 606 BLDS 2005), bởi vì nghĩa vụ của người giám hộ không giống như nghĩa vụ của cha, mẹ. Nếu được người giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình, trừ khi họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ. Trong trường hợp này sẽ không có người bồi thường thiệt hại bởi những người được giám hộ không có khả năng về năng lực hành vi để bồi thường, nếu họ có tài sản có thể dùng tài sản của họ để bồi thường. Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự.

Mặt khác, người giám hộ đương nhiên, giám hộ được cử đối với những người phải có giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLDS 2005 được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Người giám hộ có nghĩa vụ bổ sung. Tuy nhiên nếu họ chứng minh được rằng họ không có lỗi trong việc giám hộ thì họ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong trường hợp này sẽ không có người bồi thường thiệt hại bởi những người được giám hộ không có khả năng về năng lực hành vi để bồi thường, nếu họ có tài sản có thể dùng tài sản của họ để bồi thường. Mặc dù pháp luật không quy định, nhưng nếu người được giám hộ gây ra thiệt hại mà không

có tài sản riêng để bồi thường và người giám hộ lại chứng minh được họ không có lỗi thì thiệt hại được coi là rủi ro người bị thiệt hại phải gánh chịu.

 Theo Điều 58 của BLDS 2005 quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người

mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Như vậy,

giám hộ là một hình thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự. Người giám hộ phải đáp ứng đủ những điều kiện nhất định và phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định để bảo vệ quyền lợi cho người được giám hộ, đồng thời họ cũng có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản trong khi thực hiện việc giám hộ của mình trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người mà mình giám hộ gây ra cho người khác.

Trường hợp người chưa thành niên được giám hộ được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 58 BLDS 2005: “người chưa thành niên mà không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không đủ điều

kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu” thì cần

có người giám hộ. Do vậy, với người chưa thành niên vẫn còn cha, mẹ và cha, mẹ của họ không rơi vào các trường hợp nêu trên thì đương nhiên họ là người đại diện của con họ và thiệt hại do người chưa thành niên gây ra họ sẽ và phải bồi thường.

Theo tinh thần của khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 thì trong trường hợp còn cha mẹ thì thì cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con mình gây ra. Do vậy, người giám hộ chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu người được giám hộ là

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 45)