5. Kết cấu đề tài
1.2.3.2. Bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm,uy tín
Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định tại Điều 611 của BLDS 2005 là xuất phát từ nguyên tắc chung của Hiến pháp năm 1992 (Điều 12) và các nguyên tắc cơ bản được quy định tại chương I BLDS 2005, trong đó phải kể đến các nguyên tắc được quy định tại các Điều 9, Điều 10, Điều 24 BLDS 2005. Điều 9 quy định : “Tất cả các quyền dân sự của cá
nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”12. Điều 10
quy định : “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm dến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác”13. Các nguyên tắc được quy định tại các điều này là nhằm cấm các chủ thể “không được xâm phạm” vào các quan hệ đó. Nếu chủ thể nào “xâm phạm” sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế với mục đích khôi phục những hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra. Đây chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của người bị thiệt hại.
Khi quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Có hai biện pháp được áp dụng để bảo vệ quyền: Bên bị xâm phạm có quyền tự bảo vệ; hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ (Điều 25 BLDS 2005).
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín được áp dụng những biện pháp nhất định đ ể bảo vệ quyền của mình. Các biện pháp cụ thể mà chủ thể bị xâm phạm quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể lựa chọn để áp dụng: yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải công nhận quyền của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự khác. Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách gặp trực tiếp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương
12
Xem Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Dân sự năm 2005 13
thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, fax; hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền của mình. Người bị xâm phạm quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể lựa chọn một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền của mình. Tuy nhiên việc cá nhân, tổ chức áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình không được trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Trong thực tế, khi quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.
Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ. Sau khi xem xét hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể ra quyết định (đối với Toà án là bản án, quyết định) với một hoặc một số nội dung: công nhận quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình; buộc bên xâm phạm quyền phải chấm dứt hành vi vi phạm; buộc bên xâm phạm quyền phải xin lỗi, cải chính công khai; buộc bên xâm phạm quyền phải thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bên xâm phạm quyền phải bồi thường thiệt hại.
Tùy thuộc vào chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm và đặc điểm, tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín mà xác định tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Ví dụ: Trong trường hợp phóng viên M tung tin thất thiệt, viết bài báo cáo sai sự thật về N, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của N, tổ chức có thẩm quyền giải quyết trước hết là cơ quan báo chí quản lý M. Nếu hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín này gây thiệt hại cho N, N có quyền yêu Tòa dân sự xem xét, buộc M phải bồi thường thiệt hại cho N. Nếu hành vi của M cấu thành tội phạm, sự việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự trước Tòa án hình sự.
Khi quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, bên gây thiệt hại phải bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị xâm phạm: (a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; (b) Thu nhập thực tế bị mấ t hoặc bị giảm sút; (c) Tổn thất tinh thần. Đối với thiệt hại (a) và (b) cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín được bồi thường theo nguyên tắc “bồi thường toàn bộ” (Khoản 1 Điều 605 BLDS 2005) tức là thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Cụ thể, theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập t ài liệu chứng cứ, chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và chi phí thực tế, cần thiết để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có). Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín được bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút nếu trước khi bị xâm phạm, các chủ thể này có thu nhập thực tế, tuy nhiên do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nên thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Đối với thiệt hại (c), trong mọi tr ường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, bên bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Về mức bồi thường bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại có quyền thỏa thuận về mức bồi thường; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Như vậy, các quy định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trong Bộ luật dân sự năm 2005 tương đối đầy đủ, bao gồm quy định công nhận quyền và quy định bảo vệ quyền. Trong đó, các quy định về bồi thường thiệt hại khi quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm đầy đủ hơn cả do được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định và được hướng dẫn chi tiết trong Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Những quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín trong Bộ luật dân sự năm 2005 cũng thể hiện sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và các văn bản pháp luật quốc tế về vấn đề này. Nhìn chung, các vấn đề về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được hình thành từ rất sớm, tuy nhiên vấn đề này chỉ thực sự được cụ thể hóa tại Điều 609 BLDS 1995 và hiện nay là Điều 604 BLDS 2005. Qua đó, nhận thấy rằng pháp luật dân sự Việt Nam đã thật sự quan tâm đến quyền nhân thân của cá nhân, cũng như các chủ thể khác của pháp luật dân sự. Các quyền về danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng được ghi nhận và cơ chế bảo vệ cũng ngày càng tiến bộ hơn.