Có lỗi của người gây thiệt hại

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 41)

5. Kết cấu đề tài

2.1.3. Có lỗi của người gây thiệt hại

Lỗi là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nói riêng. Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó. Luật thực định Việt Nam coi lỗi như là điều kiện cơ bản để xác định trách nhiệm trong hợp đồng, còn trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thì dựa trên nguyên tắc được xác định trong trường hợp có lỗi cố ý hay vô ý của ng ười có trách nhiệm.

Theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý…mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi. Xét hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hay vô ý được quy định tại khoản 2 Điều 308 BLDS 2005:

- “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc nhiên cho thiệt hại xảy ra. Về mặt chủ quan, hành vi của người gây thiệt hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và nó được thể hiện dưới hai gốc độ: “Mong muốn có thiệt hại xảy ra; không mong muốn có thiệt hại xảy

ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.

Ví dụ: Theo ông S đã tung tin đồn thất thiệt, đặt điều nói xấu ông P rất nhiều lần với nhiều người trong làng, trong xã, rằng ông quan hệ nam nữ bất chính với bà H. Trong khi ông hoàn toàn đứng đắn, không có gì riêng tư với bà H. Việc tung tin đồn thất thiệt vô căn cứ của ông S. đã làm vợ con ông nghi ngờ, ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông, làm ông hết sức buồn bực, không yên tâm lao động sản xuất, gia đình bị xáo trộn, mất hạnh phúc. Trong trường này ông S biết rõ hành vi của mình làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông P nhưng vẫn tung tin đồn thất thiệt, mong muốn gia đ ình ông P bị xáo trộn, mất hạnh phúc.

- Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn đ ược”26.

Ví dụ: Anh A và chị B làm việc chung một công ty do đùa giỡn anh A đã vô tình đem chuyện của chị B ra kể cho các bạn đồng nghiệp nghe, khiến chị B phải gánh chịu nhiều lời đồn thổi ác ý, ngày qua ngày lại dẫn đến suy nhược thần kinh nghiêm trọng và phải nhập viện. Trong trường hợp này anh A vô tình đem chuyện của chị B ra kể nhưng nghĩ rằng thiệt hại sẽ không xảy ra vì chỉ là đùa giỡn nên cứ mặc kệ để chị B phải gánh chịu nhiều lời đồn thổi ác ý, ngày qua ngày lại dẫn đến suy nhược thần kinh nghiêm trọng và phải nhập viện.

Quy định trên cho thấy, lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với thiệt hại do hành vi gây nên, người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi vi phạm của mình gây ra khi họ có lỗi. Lỗi được cấu thành bởi hai yếu tố đó là lý trí và ý chí. Yếu tố lý trí là sự thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan, còn ý chí là yếu tố biểu hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức thực tại khách quan. Như vậy, một người bị coi là có lỗi khi người gây thiệt hại nhận thức được hoặc không nhận thức được nhưng có đủ

26

điều kiện thực tế để nhận thức được tính chất gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để điều khiển một hành vi khác không gây thiệt hại27. Do đó, để xác định lỗi cố ý hay lỗi vô ý, chúng ta phải dựa vào thái độ chủ quan và nhận thức lý trí của người gây thiệt hại.

Lỗi trong trách nhiệm dân sự có những điểm khác với lỗi trong trách nhiệm h ình sự. Trong trách nhiệm hình sự hình thức lỗi và mức độ lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt. Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng trong trường hợp người thực hiện hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác một cách cố ý, tức là người đó phải tự mình bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác hay có hành vi lăng nhục thì cố ý dùng những lời lẽ khinh bỉ, thiếu văn hóa, có hành động với tính chất thóa mạ để làm nhục người khác. Song vì danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân còn bị tổn thương ngay cả trong trường hợp người loan truyền những sự kiện sai sự thật, xúc phạm đến người khác do sơ suất mà tin rằng nó đúng sự thật. Hậu quả là sự xúc phạm ở đây là làm cho người ta đánh giá sai về một người nào đó, hoặc là hình dung sai về tư cách, đạo đức, năng lực của người đó. Sự hình dung sai hay đánh giá sai này bắt nguồn từ một tin tức sai sự thật không phụ thuộc v ào việc người đưa ra những tin tức đó vô tình hay cố tình. Trong những trường hợp như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm, danh dự, uy tín vẫn được đặt ra. Trong trách nhiệm dân sự, vấn đề về hình thức lỗi, mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm.

Nhìn chung, lỗi là một trong bốn yếu tố cơ bản mang tính điều kiện là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và cũng chính là những yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự nói chung. Các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng, qua lại khăng khít với nhau. Ngo ài những trường hợp do luật định bất cứ quyết định nào nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm đều phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Và trong một số trường hợp, nếu thiếu một trong bốn yếu tố kể trên thì có nghĩa việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa được xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 41)