Luật pháp thời kỳ Pháp thuộc

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

1.4.2. Luật pháp thời kỳ Pháp thuộc

Đến thời kỳ Pháp thuộc, do sự tiếp thu tiến bộ của khoa học pháp lý ph ương Tây, trách nhiệm dân sự đã tách ra khỏi trách nhiệm hình sự và được biểu hiện trong hai bộ luật: Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật17. Thiệt hại được quy định trong hai bộ luật này cũng được chia thành thiệt về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Điều 712 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật quy định: “người nào là bất cứ việc gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi thường thiệt hại”.

Thiệt hại tinh thần trong hai bộ luật này cũng như thời Lê Nguyễn Nhà nước chưa thật sự quan tâm đến những quyền nhân thân của con người, mà chỉ chú trọng đến tầng lớp trong xã hội mà bỏ quên những đại đa số quốc dân khác. Đó là sự bất công chưa được cải thiện trong thời kỳ này, khi mà người dân không được đảm bảo sự tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Thiệt hại về tinh thần: pháp luật bảo hộ quyền của người dân trong việc khai sinh, khai tử, kết hôn. Điều 22 Dân luật B ắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật quy định: “Hộ lại…..không chịu đăng ký một việc

sinh, tử, giá thú mà người ta đã khai với mình…..thì bị phạt từ 5 đén 100 đồng”. Pháp

luật cũng quy định sự bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường từ hôn. Ví dụ: Điều 71 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật quy định: “Bên nào bỏ lời hứa về việc giá thú mà không có duyên cớ chính đáng về lỗi bên ấy, thì phải chịu trách

nhiệm bồi thường tổn hại”18. Về thiệt hại vật chất là những thiệt hại thực tế, tính toán

được thành tiền. Ví dụ: Điều 258 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật quy định: “Trong khi quản trị tài sản của người được giám hộ mà người giám hộ gây thiệt

hại cho tài sản của người được giám hộ thì người giám hộ phải bồi th ường thiệt hại”.

Tóm lại, thông qua các chế định pháp luật từ thời L ê Nguyễn đến Pháp thuộc, pháp luật Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng làm nền tảng cho hệ thống pháp luật sau này như: giá trị tinh thần của con người được chú trọng, các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (có thiệt hại xảy ra; có hành vi vi phạm; có lỗi; có mối quan hệ nhân quả giữa h ành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra).

1.4.3 Luật pháp từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay

Cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một bước ngoặc mới: Nhà nước Việt Nam dân chủ ra đời, ngay lúc này chúng ta chưa thể ban hành được các văn bản quy phạm pháp luật ngay. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra hàng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt ký Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 và Sắc lệnh số 97/SL

17

Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia.

18

Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia.

ngày 22/5/1950 thừa nhận luật lệ cũ trên tinh thần không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa của Nhà nước ta. Những quy định trong Sắc lệnh số 97/SL đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của luật dân sự. Lần đầu tiên những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ mang tính nhân dân sâu sắc được pháp điển hóa. Như nguyên tắc: “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành xử nó

đúng với quyền lợi của nhân dân” hay “người ta chỉ được hướng dụng và sử dụng các

vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền

lợi của nhân dân”.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 10 tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 90/SL cho phép sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc – Trung – Nam cho đến khi ban hành những bộ luật thống nhất cho toàn quốc, nhưng những luật lệ ấy không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Với tinh thần đó, lần lượt các Bộ luật dân sự như: Bộ luật Dân sự Nam kỳ giản yếu 1883; Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931 và Bộ luật Trung kỳ 1936 được tiếp tục ban hành19. Tuy nhiên, Việt Nam lại phải lao vào cuộc chiến tranh chống Đế Quốc Mỹ xâm lược. Do nhiệm vụ cấp thiết nên hai bản Hiến pháp 1946 và 1959 được ban hành một cách cấp thiết và không có quy định nào đề cập đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại về tinh thần.

Việc giải quyết các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của ngành tòa án. Qua thực tiễn xét xử, vận dụng và kế thừa những quy định pháp luật đã có, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 173/UBTP ngày 23/3/1972 hướng dẫn công tác xét xử, trong đó nói rõ điều kiện phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc, cách xác định thiệt hại. Thông tư này hoàn toàn không có quy định nào đề cập đến thiệt hại về tinh thần cũng như những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, mà chỉ quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe.

Hiến pháp 1980 tại Điều 70 quy định: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm”, bước đầu có sự quan tâm đến nhân phẩm con người trong xã hội, lần đầu tiên danh dự, nhân phẩm được đưa vào trong Hiến pháp. Đến Hiến pháp 1992, bên cạnh những giá trị về vật chất thì giá trị về tinh thần của con người cũng như danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người được chú trọng, quan tâm nhiều hơn. Cụ thể, được quy định tại Điều 71 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức

19

Trường Đại học luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật Dân sự Việt Nam (tập 1), NXB Công an nhân dân, trang 25.

khỏe, danh dự, nhân phẩm….Nghiêm cấm mọi hình thức bức cung, nhục hình, xúc

phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”; Điều 72 Hiến pháp 1992 quy định: “Không

ai bị coi có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị bắt giữ, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái phấp luật có quyền

được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự”; Điều 74 Hiến pháp 1992

quy định: “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”. Những điều luật trên của Hiến pháp 1992 không chỉ chú trọng về các thiệt hại về tài sản mà còn chú trọng các thiệt hại về tinh thần, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con ng ười.

Sau một thời gian dài đất nước ổn định và phát huy tinh thần Hiến pháp 1992 và các văn bản hướng dẫn thi hành việc giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn. Mặt khác, xu hướng phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đòi hỏi phải có Bộ luật dân sự điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội rộng lớn. Bộ luật Dân sự ra đời pháp điển hóa một bước quan trọng tạo ra một văn bản pháp luật thống nhất nhằm khắc phục những tình trạng tản mạn, trùng lặp, mâu thuẫn của pháp luật dân sự trước đó… Điển hình là việc ra đời Bộ luật Dân sự 1995 và Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể tại Điều 609 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Sau thời gian áp dụng Bộ luật Dân sự 1995 đã không còn phù hợp với thực tế trong giai đoạn đất nước phát triển nên yêu cầu phải sữa đổi, bổ sung BLDS 1995. Và ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ hợp thứ 7 đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 604: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Để đưa những điều luật đi vào thực tế Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị Quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Pháp luật ngày nay mà điển hình là BLDS 2005 đã đề cập đến hai vấn đề lớn của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần, được quy định tại Điều 608 đến Điều 611 BLDS 2005, những điều kiện được bồi thường, nguyên tắc bồi thường. Trên đây là quá trình phát triển chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về danh dự, nhân phẩm, uy tín trong pháp luật dân sự Việt Nam từ thời Lê, Nguyễn đến nay.

1.5. Ý nghĩa của việc ghi nhận pháp lý về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Một khi có sự xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phải có sự bù đắp lại để khôi phục sự thiệt hại đó. Bồi th ường thiệt hại được thực hiện trên cơ sở mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự phân biệt đối xử nào trong những hoàn cảnh như nhau, điều kiện như nhau thì các chủ thể phải chịu trách nhiệm như nhau và được bảo vệ lợi ích như nhau. Danh dự, nhân phẩm, uy tín là tài sản vô giá của con người; danh dự, uy tín là cánh cửa phát triển của các tổ chức, không thể tính toán cụ thể để quy đổi thành tiền. Vì vậy, việc bồi thường đó trong những trường hợp này thực chất là bù đắp một phần thiệt hại về vật chất và tinh thần tạo điều kiện cho nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân khắc phục những khó khăn do tai nạn xảy ra. Mặt khác, có thể hiểu đó là sự quan tâm đặt biệt của Nhà nước đối với đời sống tinh thần của mỗi chủ thể trong xã hội, với mong muốn mỗi cá nhân có thể sống tốt trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, các tổ chức có thể cạnh tranh một cách lành mạnh. Đây cũng là điểm thể hiện sự tiến bộ trong quá trình lập pháp của Đảng và Nhà nước ta, đã bắt nhịp cùng pháp luật các nước trên thế giới để cùng bảo vệ các lợi ích của con người, của tổ chức, trong đó có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Bồi thường thiệt hại bảo vệ những quyền lợi thiết thực của cá nhân mỗi công dân, mỗi cá nhân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Bồi thường thiệt hại có ý nghĩa trong việc bảo vệ cuộc sống của con người trong xã hội. Vì thế pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường của các cá nhân trong cuộc sống nhằm tạo ra tâm lý yên tâm cho mọi người trong xã hội. Biện pháp bồi thường thiệt hại nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm của các cá nhân. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại danh dự, nhân thân… của người khác áp dụng khi người có hành vi vi phạm trực tiếp hay gián tiếp gây ra thiệt hại. Người gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên. Cùng với việc bảo vệ quyền con người biện pháp bồi thường thiệt hại đã phần nào hạn chế mâu thuẫn trong xã hội.

CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM

2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường. Trách nhiệm nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự. Do đó, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng được dùng làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ.

Theo quy định tại điều 604 BLDS 2005 về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong

trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”20.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra, người gây thiệt hại phải có lỗi. Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phát sinh khi có điều kiện sau:

2.1.1. Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là sự mất mát mà một chủ thể của quan hệ pháp luật phải gánh chịu, là sự thay đổi tình trạng theo chiều hướng xấu: một người có tài sản bị mất tài sản đó,

20

một người có sức khỏe bình thường trở nên yếu đi...Tình trạng thay đổi có thể là tình trạng vật chất (tài sản, tính mạng, sức khẻo) hoặc tình trạng tinh thần (danh dự, uy tín)21. Thiệt hại hiểu theo nghĩa thông thường còn là sự bị mất hoặc bị giảm bớt những lợi ích vật chất hay tinh thần của một người do sự kiện gây thiệt hại của người khác,

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 32)