5. Kết cấu đề tài
2.7. Thủ tục giải quyết tranh chấp và thi hành án về bồi thường thiệt hại do danh dự,
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
2.7.1 Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Theo quy định của pháp luật, quyền nhân thân là quyền dân sự, gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, cụ thể như là danh dự, nhân phẩm, uy tín...Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin cũng đã len lỏi sâu rộng vào cuộc sống của con người mang lại cho chúng ta một cuộc sống đầy đủ hơn, tiếp cận thông tin tốt hơn, đó là những mặt tốt của vấn đề. Tuy thế, trong xã hội hiện đại này, tên họ, hình ảnh, danh dự, nhân phẩm của nhiều người rất dễ bị bêu riếu, xúc phạm trên mạng Internet, trên báo chí với nhiều động cơ, mục đích khác nhau, điều đó khiến cho những người bị xúc phạm đó gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. Khi đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra và cần được giải quyết là nhu cầu cấp thiết trong thực tiễn hiện nay. Thực tế yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong những năm gần đây ngày càng nhiều, các tranh chấp thường mang tính chất gay gắt, bức xúc kéo dài nhiều năm không thể giải quyết được. Hai bên không tự thỏa thuận được, sau đó nhờ chính quyền địa phương hòa giải nhưng cũng không thành, người bị xâm phạm khởi kiện ra Tòa án. Khi đó, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết theo thủ tục luật định.
Việc xác định tư cách đương sự
Việc xác định tư cách đương sự trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là nhằm mục đích xác định chính xác người có quyền lợi bị thiệt hại (ng ười có quyền yêu cầu) và người phải chịu trách nhiệm bồi thường khi gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ bồi thường). Về nguyên tắc chủ thể có quyền lợi trong vụ việc đã thực hiện việc khởi kiện hay được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho họ được coi là nguyên đơn. Người khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích của người khác, tuỳ trường hợp sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền. Tuy nhiên, cần phải xét tới các trường hợp ngoại lệ, liên quan tới việc chuyển quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Pháp luật cho phép bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu và có thể đứng đơn kiện với tư cách là nguyên đơn dân sự để yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
Theo phân tích ở trên, người cho rằng mình có quyền lợi bị tranh chấp hay vi phạm có quyền khởi kiện nhưng không có nghĩa là họ có quyền khởi kiện bất kỳ ai. Theo Khoản 3 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011
thì, “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm” 38. Như vậy, nhà lập pháp dường như đã đồng nhất bị đơn với người bị kiện. Và sẽ hợp lý hơn khi quan niệm rằng bị đơn trong vụ kiện dân sự là người bị khởi kiện do giả thiết đã xâm phạm tới quyền lợi của nguyên đơn theo quy định của pháp luật. Tuy việc kiện của nguyên đơn chỉ là một suy đoán về việc người bị kiện có hành vi trái pháp luật hay trách nhiệm nhưng suy đoán đó phải là một suy đoán có căn cứ dựa trên cơ sở pháp luật. Đối với việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì người bị thiệt hại phải khởi kiện ng ười có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và trong trường hợp này người bị khởi kiện là bị đơn.
Việc xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường phải căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự”. Theo quy định tại Điều 611 BLDS 2005 thì người có hành vi xâm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Thiệt hại này bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Ngoài ra, người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác còn phải bồi thường cho người bị hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Xác định thẩm quyền theo cấp của Tòa án
Đối với việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nói riêng là thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện39. Tuy nhiên, đối với những việc nêu trên nếu có một bên đương sự đang ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì người bị thiệt hại phải yêu cầu Toà án cấp tỉnh thụ lý giải quyết40.
Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ
Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản, bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phậm thuộc các vụ kiện không phải là tranh chấp về bất
38
Xem Khoản 3 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. 39
Xem Điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 40
động sản. Đối với các vụ kiện không phải là tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định theo nguyên tắc nơi hiện diện của bị đơn. Như vậy, về nguyên tắc đối với các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nói riêng thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức41. Tuy nhiên, nếu các đương sự có thoả thuận với nhau bằng văn bản thì cũng có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức42. Bên cạnh đó, nhà lập pháp cũng đã quy định về quyền lựa chọn của nguyên đơn trong việc xác định Toà án có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà không cần sự đồng thuận của người bị kiện.
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 thì “Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc
gây thiệt hại giải quyết”. Như vậy, tuỳ theo trường hợp mà Toà án có thẩm quyền theo
lãnh thổ giải quyết việc kiện bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín là Toà án nơi bị đơn, Toà án nơi nguyên đơn hoặc Toà án nơi xảy ra thiệt hại.
Về điều kiện thực hiện quyền khởi kiện
Về thời hiệu khởi kiện
Theo Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”. Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại mục 6 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có chỉ rõ hai mốc thời gian để xác định thời hạn hai năm nói trên. Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày 1/1/200543.
Về trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Toà án
41
Xem Điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 42
Xem Điểm b, khoản 1, điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 43
Mục 6 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Về nguyên tắc thì Toà án không thụ lý đối với các trường hợp sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 về trả lại đơn khởi kiện thì Toà án trả lại đơn khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, trừ trường hợp vụ án thay đổi mức bồi thường thiệt hại...Như vậy, nếu vận dụng các quy định này thì mặc dù trước đó người bị thiệt hại đã khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại và Toà án đã giải quyết nhưng sau đó đương sự vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu thay đổi mức bồi thường.
Về vấn đề chứng minh và xác định luật áp dụng
Về vấn đề chứng minh:
Khi thực hiện việc khởi kiện trước Toà án để yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì về nguyên tắc người khởi kiện phải có trách nhiệm dẫn chứng các giấy tờ, tài liệu để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn nếu có yêu cầu phản tố cũng có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, tài liệu để chứng minh.
Trong việc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì các chứng cứ tài liệu được cung cấp là để làm rõ những vấn đề sau đây: Có thiệt hại thực tế xảy ra hay không và mức độ thiệt hại; người bị khởi kiện có hành vi trái pháp luật hay không; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra; lỗi của ng ười gây thiệt hại, lỗi của ng ười bị thiệt hại. Bốn yếu tố n ày là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, người bị khởi kiện có thể dẫn chứng những tài liệu để phản bác lại yêu cầu khởi kiện như chứng minh thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thiệt hại xảy ra trong tr ường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thể cung cấp cho Toà án những tài liệu, chứng từ để chứng minh thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Thế nhưng trách nhiệm của Toà án là phải thẩm định lại tính xác thực và độ tin cậy của những tài liệu này. Trong trường hợp cần thiết Toà án có thể tham khảo ý kiến của cơ quan nơi người lao động làm việc để xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. B ên cạnh các tài liệu viết, Toà án cũng cần tiến hành xem xét trên thực địa; đối chiếu với lời khai của ng ười làm chứng để thẩm tra lại các tài liệu có trong hồ sơ.
Về xác định luật áp dụng:
Về nguyên tắc, trước hết Toà án phải căn cứ vào các quy định mang tính nguyên tắc, bao gồm quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (các
điều từ 604 đến 607 BLDS) và các quy định về xác định thiệt hại (các điều từ 608 đến 612 BLDS) để áp dụng giải quyết. Tuy nhiên, nhà lập pháp cũng đã dự liệu việc bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể như bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 608), do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 609), do tính mạng bị xâm phạm (Điều 610). Đối với các trường hợp này Toà án cần căn cứ vào cả cácquy định mang tính nguyên tắc và các quy định riêng biệt cho từng loại vụ kiện cụ thể để giải quyết.
2.7.2. Thi hành án về về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Sau khi có bản án của Toà án buộc người gây thiệt hại phải bồi th ường, về nguyên tắc trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị thiệt hại phải làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức việc thi hành án.
Xét về bản chất, việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án về bồi thường thiệt ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín nói riêng phần lớn là thuộc trường hợp thi hành nghĩa vụ trả tiền. Do vậy, nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây: Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án.
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN
BỊ XÂM PHẠM
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Những năm trước đây, các vụ việc xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín hiếm khi được các chủ thể liên quan yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, b ên bị xâm phạm thường chấp nhận hoặc thoả thuận với bên xâm phạm để giải quyết với yêu cầu bên xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, vấn đề bồi thường hầu như không được đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng này là tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng” của các bên, thậm chí bên bị xâm phạm không muốn những người khác biết chuyện của mình, cho dù đó là chuyện không đúng sự thật; hoặc có ác cảm với luật, thờ ơ với pháp luật, với Tòa án. Bởi vì, họ cho rằng Tòa án chỉ là nơi cho những người giàu và có quan hệ rộng; thời gian xử kiện và thi hành án kéo dài; nhiều Thẩm phán vẫn có thái độ coi thường đương sự và luật sự; sự nhũng nhiễu của nhiều viên thư ký Tòa án đã là giảm uy tín của Tòa án rất nhiều trong mắt người dân, nên họ không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình khi bị xâm