Có thiệt hại xảy ra

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 36)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1. Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là sự mất mát mà một chủ thể của quan hệ pháp luật phải gánh chịu, là sự thay đổi tình trạng theo chiều hướng xấu: một người có tài sản bị mất tài sản đó,

20

một người có sức khỏe bình thường trở nên yếu đi...Tình trạng thay đổi có thể là tình trạng vật chất (tài sản, tính mạng, sức khẻo) hoặc tình trạng tinh thần (danh dự, uy tín)21. Thiệt hại hiểu theo nghĩa thông thường còn là sự bị mất hoặc bị giảm bớt những lợi ích vật chất hay tinh thần của một người do sự kiện gây thiệt hại của người khác, nó còn bao gồm cả những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại…tất cả những thiệt hại này được xác định bằng giá trị một khoản tiền cụ thể. Thiệt hại là tiền đề quan trọng có tính bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì vậy điều kiện đầu tiên khi đánh giá thiệt hại để làm cơ sở quy trách nhiệm bồi thường đó là: phải xác định được thiệt hại khách quan chứ không phải là những thiệt hại theo suy diễn chủ quan của những người làm luật và áp dụng pháp luật bởi thiệt hại thường bao gồm cả hai loại trực tiếp v à gián tiếp. Nhất là những thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín là những thiệt hại về các quyền nhân thân rất khó xác định những tổn thất thực tế thành tiền một cách chính xác tuyệt đối. Giống như cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, những thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân được xác định bao gồm: “trách nhiệm bồi thường về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”.

Đây là điều kiện tiên quyết, điều kiện quan trọng nhất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và cũng là một điểm khác biệt so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, bởi nếu không có thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không bao giờ phát sinh. Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục, bù đắp những tổn thất cho người bị thiệt hại, khắc phục thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, khôi phục lại tình trạng như ban đầu cho chủ thể bị vi phạm do đó phải có thiệt hại thì mục đích đó mới đạt được. Thiệt hại xảy ra là những tổn thất, giảm sút thực tế được tính thành tiền do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức. Theo Nghị quyết số 03/2006/HĐTP ngày 8/7/2006 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì “thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất v à thiệt hại về tinh thần”.

Thiệt hại về vật chất: là những mất mát, tổn thất vật chất thực tế, những thiệt

hại trị giá được bằng tiền, đó là thiệt hại thông thường trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại. Đó là những thiệt hại vật chất trong các thiệt hại về t ài sản, về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm…Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì thiệt hại vật chất bao gồm: “Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc

21

Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật Dân sự Việt Nam 2003 (tập 1 - quyển 2), Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, trang 53.

phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút” mà người vi phạm phải bồi thường cho người bị xâm phạm để xử lý hậu quả sự xâm phạm đ ó22.

- Thiệt hại phải chắc chắn: Thiệt hại dẫn đến trách nhiệm dân sự trên nguyên tắc

phải là thiệt hại hiện hữu chứ không phải là thiệt hại giả định hoặc thiệt hại dự kiến trong những hoàn cảnh không chắc sẽ xảy ra trong tương lai. Ngoại lệ, những thiệt hại không hiện hữu về mặt vật chất nhưng rõ ràng là không thể tránh khỏi cũng được coi là thiệt hại chắc chắn và cũng sẽ được bồi thường khi có yêu cầu.

- Thiệt hại phải trực tiếp: Thiệt hại được bồi thường là những thiệt hại gây ra cho người trực tiếp gánh chịu hậu quả của sự kiện làm phát sinh thiệt hại. Tuy nhiên, có những trường hợp người trực tiếp chịu thiệt hại không nhất thiết l à người bị xâm phạm trực tiếp về danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc một người bị xâm phạm có thể dẫn đến người khác bị thiệt hại trực tiếp.

Ví dụ: Trần Văn A là cầu thủ bóng đá nổi tiếng. Trong trấn đấu quan trọng cho đội nhà, A bị nghi ngờ là bán độ nên tờ báo M đã phê phán và dùng lời lẽ thiếu tế nhị đối với A. Mẹ của A là giáo viên cấp hai, khi A bị báo chí phản ánh thì bà rất xấu hổ với học sinh của mình nên bà xin nghỉ việc. Một thời gian sau thì A được giải oan, mẹ của A đã yêu cầu tờ báo M bồi thường. Tất nhiên, người trực tiếp bị xâm hại do hành vi trái pháp luật người trực tiếp chịu thiệt hại nhưng có thể những người khác cũng được coi là người thiệt hại trực tiếp và cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của riêng mình, độc lập với quyền yêu cầu của người trực tiếp bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín.

- Thiệt hại phải chính đáng: Thiệt hại chỉ được bồi thường một khi lợi ích bị xâm hại là lợi ích chính đáng, một lợi ích được pháp luật bảo vệ đương nhiên là lợi ích chính đáng23. Vì vậy, khi một người xâm phạm một lợi ích không được pháp luật bảo vệ thì người đó sẽ không chịu trách nhiệm bồi th ường.

Thiệt hại về tinh thần: là những thiệt hại phi vật chất, một vấn đề hết sức trừu

tượng không thể có công thức chung để quy thành tiền áp dụng cho mọi trường hợp. Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần tùy vào từng trường hợp cụ thể nhằm mục đích an ủi, động viên và phần nào đó tạo điều kiện để có thể khắc phục khó khăn, làm dịu đi nỗi đau cho chính người bị thiệt hại hay cho những người thân thích của họ. Thiệt hại phải tính toán đ ược tương đương với một số lượng tiền xác định mới đảm bảo đầy đủ cơ sở cho việc bồi thường. Tuy nhiên, đối với thiệt hại về mặt tinh thần không thể tính toán bằng tiền. H ơn thế đây là khái niệm còn khá trừu tượng, bởi “tinh thần” thì làm sao có thể cân, đo, đong, đếm bằng giá trị vật chất,

22

Xem Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 23

Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luât Dân sự Việt Nam 2003 (tập 1- quyển 2), Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, trang 56.

không thể chỉ dùng hình thức bồi thường vật chất là có thể khắc phục được thiệt hại tinh thần. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thiệt hại về vật chất với thiệt hại về tinh thần. Do đó, tại khoản 2 Điều 611 BLDS 2005 quy định: “Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”24.

Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định về thiệt hại do tổn thất tinh thần như sau25:

- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

- Thiệt hại về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin…vì bị hiểu nhầm và cần phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần mà tổ chức phải chịu.

Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì thiệt hại về tình thần là những thiệt hại mà nó ảnh hưởng đến nhân thân của con người, tạo ra một trạng thái xấu về tâm lý, tình cảm, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người bị thiệt hại hoặc làm cho tư tưởng trong bản thân bị thiệt hại bi quan rơi vào một trạng thái lo âu, buồn phiền...Những thiệt hại này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người bị xâm phạm và những người thân thích gần gũi của người bị thiệt hại. Ví dụ: một nhạc sĩ bị ng ười khác vu khống là lấy cắp tác phẩm của một nhạc sĩ khác. Sự việc xảy ra làm cho người nhạc sĩ bị ảnh hưởng lớn đến uy tín, danh dự và nhân phẩm và không còn lòng tin để sáng tác. Những thiệt hại nói tr ên có thể xem là những tổn thất về tinh thần.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)