Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 43)

5. Kết cấu đề tài

2.1.4. Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra có mối quan hệ pháp luật, tức là hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại thì người gây ra thiệt hại mới phải bồi th ường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Người có lỗi không nhất thiết phải bồi thường tất cả các thiệt hại phát sinh sau khi xảy ra hành vi

27

xâm phạm của mình mà chỉ những thiệt hại nào là hệ quả tất yếu của việc phạm lỗi mới thuộc phạm vi trách nhiệm của ng ười có lỗi và phải bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ không phát sinh nếu thiệt hại xảy ra không phải là kết quả tất yếu, trực tiếp của hành vi trái pháp luật thuộc về người gây thiệt hại xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại. Nói cách khác, thiệt hại xảy ra l à kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 604 BLDS 2005 dưới dạng: “Người nào...xâm

phạm...mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi “xâm

phạm” đến danh dự, nhân phẩm, uy tín là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, xác định mối tương phản nhân quả là một vấn đề rất phức tạp. Phạm trù nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong triết học. Nhân quả là mối quan hệ nội tại, khách quan và tất yếu giữa các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội, trong đó là nguyên nhân sau đó là kết quả28. Xét về mặt lí luận, nguyên nhân được hiểu là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng, hậu quả là làm biến đổi sự vật hiện tượng đó hoặc làm biến đổi sự vật, hiện tượng khác. Và về mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật trong mối tương quan nhân quả phải có trước và thiệt hại có sau. Theo phép biện chứng duy vật thì quan hệ nhân quả là một dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng (sự vật, quá trình) trong đó một hiện tượng được coi là nguyên nhân với những điều kiện nhất định đã làm phát sinh một hiện tượng khác (gọi là kết quả). Trách nhiệm bồi thường dân sự dựa trên cơ sở của mối quan hệ mang ý nghĩa nhân quả giữa hành vi khách quan (hành vi trái pháp luật) với hậu quả (thiệt hại xảy ra). Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cũng sẽ không phát sinh nếu thiệt hại xảy ra không phải là kết quả tất yếu trực tiếp của hành vi trái pháp luật thuộc về người gây thiệt hại xâm phạm đến các quyền nhân thân của người bị thiệt hại. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa h ành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người gây thiệt hại chúng ta cần phải đảm bảo cho được tính tất yếu khách quan vốn có quy luật của sự việc, hiện tượng chứ không thể chỉ căn cứ vào một sự ngẫu nhiên nào đó. Đây cũng chính là yếu tố cần phải tuân thủ của các cán bộ làm công tác xét xử để tránh việc suy đoán nhận định một cách tùy tiện khi giải quyết các vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân của chủ thể.

Ngoài ra, chúng ta cần phải xem xét mối quan hệ tổng hợp giữa nguyên nhân và kết quả, vì một hành vi trái pháp luật có thể gây ra nhiều thiệt hại hoặc nhiều hành vi trái pháp luật mà chỉ gây ra một thiệt hại. Khi xác định người có lỗi trực tiếp gây ra

28

Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 2), NXB Công an nhân dân (2006), trang 267.

thiệt hại thì người đó không nhất thiết phải bồi thường tất cả các thiệt hại phát sinh sau khi xảy ra hành vi gây thiệt hại của mình, chỉ những thiệt hại nào là hệ quả tất yếu của việc phạm lỗi mới thuộc phạm vi trách nhiệm của người có lỗi, nói cách khác người có lỗi chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại m à mình là tác giả29.

Trách nhiệm chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại không được luật quy định cụ thể. Song, một cách hợp lý có thể thừa nhận rằng chính ng ười bị thiệt hại phải chứng minh rằng người bị thệt hại có nguồn gốc từ hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại.

Ví dụ: Ca sĩ M bị đồn nhiễm bệnh cúm H5N1 nên bị cách li và không được biểu diễn trong đêm văn nghệ. Sau khi sự việc xảy ra M tỏ ra rất buồn phiền, vì bị người khác nói xấu mình. Mọi hoạt động quảng cáo, và hợp đồng ca hát không được thực hiện. Ở đây, ca sĩ M này có trách nhiệm phải chứng minh những thiệt hại mà mình phải chịu từ tin đồn trên, bao gồm cả thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần.

Việc xác định mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 43)