Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 39)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Hành vi gây thiệt hại trước tiên phải là hành vi pháp luật cấm thực hiện, nếu hành vi đó được thực hiện mà pháp luật không cấm thì người thực hiện hành vi đó không phải bồi

24

Xem Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2005 25

Xem Điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 phần I - Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

thường thiệt hại. Không thể có người gây thiệt hại khi không có hành vi gây thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại là hành vi có ý thức của con người diễn ra trái với qui định của pháp luật và gây thiệt hại tới các đối tượng được pháp luật bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại có thể bằng hành động hoặc không hành động, hành động và không hành động đều là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan, được ý thức kiểm soát, lý trí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành động gây thiệt hại có thể là tác động trực tiếp của chủ thể vào đối tượng gây thiệt hại hoặc có thể là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối tượng thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại. Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắt buộc phải làm mặc dù có đầy đủ điều kiện để làm việc đó.

Pháp luật cấm tất cả những hành vi gây tổn thất cho người khác, cho dù đó là hành vi cố ý hay vô ý. Trong lĩnh vực pháp lý, một người phải thực hiện một việc, hoặc cấm không được thực hiện một việc cụ thể nhưng người đó không thực hiện hoặc thực hiện việc pháp luật cấm đều bị coi là hành vi trái pháp luật. Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó. Bởi vậy, Điều 611 BLDS 2005 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm ph ạm. Mặt khác, Điều 604 BLDS 2005 quy định “người nào… mà gây thiệt hại … thì phải bồi thường”. Điều luật này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 10 BLDS 2005 “không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cuả cộng cộng,

quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là

hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư...

Hành vi trái pháp luật theo Điều 609 BLDS 2005 chúng ta có thể hiểu những hành vi: “xâm phạm tính mạng, sức khoẻ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, gây thiệt hại” “đều là hành vi trái pháp luật”. Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động, chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện hành vi đó, do ý chí chủ quan của người gây thiệt hại.

Ví dụ: Nguyễn Thanh Tân và một số bạn bè cùng uống rượu với nhau tại nhà của Tân. Sau đó, cả nhóm kéo nhau đi đến nhà anh Trần Ngọc Hưng để dự đám giỗ, do uống rượu say nên trên đường đi cả nhóm cười nói lớn tiếng nên con chó của anh

Thái Quốc Vĩnh ở trong nhà sủa vọng ra. Thấy vậy, Tân liền nói và lặp đi lặp nhiều lần: “Chó chủ nhà, Chủ nhà chó”. Anh Vĩnh gọi Tân đứng lại để nói chuyện đúng sai, do hai người đã có xích mích với nhau từ trước do tranh giành đồng để thả vịt, như được dịp Tân dùng lời lẽ thách đấu xúc phạm danh dự của anh Vĩnh, mặc cho bạn bè can ngăn Tân vẫn dùng lời lẽ thô tục đối với Vĩnh.

Trên thực tế, nếu xét về hậu quả hành vi thì không phải bao giờ hành vi gây thiệt hại cũng bị coi là hành vi trái pháp luật. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện hành vi đó, hay đó là những hành vi phù hợp với phạm vi mà luật cho phép. Ví dụ như gây thiệt hại trong các trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết hay sự kiện bất ngờ.

Ví dụ: Bác sĩ cắt bỏ các bộ phận hoặc làm các cuộc phẫu thuật mà có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này. Trong trường hợp này người gây thiệt hại không bồi thường; người gây thiệt hại không bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị thiệt hại (khoản 1 Điều 613; Điều 614 BLSD 2005). Tuy nhiên, nếu hành vi phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đó mà vượt quá giới hạn cho phép thì các hành vi bị coi là trái pháp luật và người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 39)