So sánh bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm phạm và bồ

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 27)

5. Kết cấu đề tài

1.3. So sánh bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm phạm và bồ

bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản của người khác

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất đa dạng, một trong những sự đa dạng đó là đối tượng bị thiệt hại. Đối tượng bị thiệt hại có thể là tài sản, nhưng cũng có thể là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Chúng ta có thể thấy rõ sự giống và

khác nhau giữa bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản với bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

Giống nhau:

Thứ nhất, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản với bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm đều là một loại trách nhiệm pháp lý. Đây chính là thái độ của Nhà nước đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó gây ra. Cả hai loại trách nhiệm này đều là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được áp dụng đối với người vi phạm, buộc người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của cá nhân, pháp nhân, của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản với bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Thứ hai, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản với bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm đều là một loại trách nhiệm pháp lý nên chỉ phát sinh khi và chỉ khi dựa trên các căn cứ do pháp luật qui định. Những căn cứ đó được xác định cụ thể như: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi của ng ười gây thiệt hại.

Khác nhau:

Bên cạnh những điểm giống nhau, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản với bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm còn có những điểm khác biệt sau đây:

Đối với bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

- Đối tượng bị thiệt hại: danh dự, nhân phẩm, uy tín (Khái niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín như phân tích trên). Theo quy định tại Điều 611 BLDS 2005 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất gồm có: các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Ngoài ra, người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác còn phải bồi thường cho người bị hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

- Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại, Xin lỗi; hoặc Cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Không thể thay đổi chủ thể, không thể chuyển giao quyền yêu cầu, Điều 309 khoản 1 điểm a Bộ luật dân sự 2005 quy định: “1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ những trường hợp sau đây: a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại

do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;…

Đối với bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản của người khác

Đối tượng bị thiệt hại: tài sản (Khái niệm tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”). Theo quy định tại điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác t ài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

- Quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của cá nhân, pháp nhân, của các chủ thể khác được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nếu người gây thiệt hại xâm phạm đến tài sản thì họ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Có thể có sự thay đổi chủ thể, chuyển giao quyền yêu cầu hoặc chuyển giao nghĩa vụ.

1.4. Lịch sử hình thành chế định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Thời kỳ sơ khai, trách nhiệm bồi thường chưa được đặt ra, theo đó người ta thường áp dụng nguyên tắc “nợ gì trả nấy” khi có hành vi gây thiệt hại. Luật XII bản được ban hành vào năm 449 trước Công nguyên có qui định: Kẻ nào làm gãy tay người khác thì kẻ đó phải chịu lại tương tự như vậy. Khi áp dụng nguyên tắc trả thù ngang bằng, lợi ích của người bị thiệt hại không được bảo đảm, hơn nữa lại có một thiệt hại khác phát sinh. Đây chính là lý do để sau đó người ta xem xét vấn đề bồi thường thiệt hại.

Xét về nguồn gốc lịch sử, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là chế định gây nhiều tranh cãi, có nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu luật pháp cũng như các cán bộ làm công tác thực tiễn.Việt nam là quốc gia Phong kiến trải qua nhiều triều đại, chế độ n ên cũng có những quy định khác nhau về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là một phần của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trải qua các thời kì lịch sự khác nhau và ở những nước khác

nhau, quy định về người bồi thường, cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường.

1.4.1. Luật pháp thời Lê – Nguyễn

Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, chế định bồi th ường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được hoàn thiện bởi các chuyên gia pháp lý. Ở nước ta, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được qui định trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Pháp luật mỗi nước có thể có những qui định khác nhau liên quan đến xác định mức bồi thường, tuy nhiên một nguyên tắc cơ bản luôn tồn tại - đó là: “Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Pháp luật thời kỳ nhà Lê có vị trí quan trọng đặc biệt quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển chế độ Phong kiến Việt nam. Cùng với sự phát triển của bộ máy Nhà nước hoạt động lập pháp dưới thời Lê rất được coi trọng, đặc biệt thời kỳ Lê Sơ và đây cũng là thời kỳ mà pháp luật Việt nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng và giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam14. Nghiên cứu pháp luật thời kỳ nhà Lê, thành tựu to lớn nhất về pháp luật là Bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), được ban hành vào năm 148315, trên cơ sở sưu tập và soạn định. Đây là Bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của Nhà nước quân chủ và cũng chính là Bộ luật cổ xưa nhất mà chúng ta còn lưu giữ đầy đủ cho đến ngày nay. Bộ luật Hồng Đức là tổng hợp các chế định về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng….Tuy nhiên, do ra đời sớm nên nhà làm luật thời đó không phân biệt rạch ròi các ngành luật như bây giờ. Đến thời nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, tồn tại từ 1802 đến 1945. Năm 1812 vua Gia Long ban hành Bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) và đến năm 1815 được in thành sách để phân phát cho các quan lại cai trị, pháp luật dân sự vẫn chưa tách khỏi pháp luật hình sự, nhiều vấn đề về dân sự không được ghi nhận và thiếu những quy định cụ thể, tính chất hướng dẫn rất hạn chế, chủ yếu là các quy định cấm đoán.

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng và cơ bản của luật dân sự. Do vậy, không chỉ ngày nay mà từ thời xa xưa ông cha ta đã chú ý đến và có nhiều quy định về bồi thường thiệt hại khi gây ra thiệt hại như Bộ Hoàng Việt Luật Lệ của triều Nguyễn, Bộ Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê... Khi nghiên cứu pháp luật cổ Việt Nam, chúng ta thấy các chế định về trách nhiệm dân sự được quy định rất sơ sài, tản mạn và gần như không có sự phân biệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Pháp luật không chú trọng vào việc quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

14

Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia.

15

Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia.

của người dân. Các quy định này không phân biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự, chế tài hình sự được quy định trước hết nhằm trừng phạt kẻ nào xâm phạm đến tài sản hoặc nhân thân của người khác, ngoài hình phạt kẻ phạm tội còn phải bồi thường cho nạn nhân về thiệt hại xảy ra. Ví dụ: Điều 472 Quốc Triều Hình luật quy định “Trường hợp đánh quan chức bị thương” ngoài bồi thường thương tích người gây thiệt hại còn phải đền tiền tạ. Khoản tạ được hiểu là khoản tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần cho các quan lại, vua chúa phong kiến. Tuy nhiên, đối với người dân thường trong xã hội khoản tiền tạ không thấy nh ắc đến trong luật, chỉ có danh dự, nhân phẩm, uy tín của quan lại, vua chúa mới được đề cập đến. Đây cũng chính là sự bất bình đẳng trong chế độ cũ. Như vậy, mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng trong cổ luật đã chấp nhận sự bồi thường thiệt hại, có thể thiệt hại là vật chất nhưng cũng có thể thiệt hại là tinh thần hoặc cũng có thể do sự vi phạm pháp luật .

Trong các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại của Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ, thuật ngữ “thiệt hại tinh thần” không được đề cập đến nhưng thông qua một số điều luật cụ thể chúng ta có thể nhận thấy được đó là bồi thường thiệt hại về tinh thần. Ví dụ: Điều 474 Quốc triều Hình luật quy định về trường hợp đánh người trong Hoàng tộc…người gây thiệt hại cũng đưa ra một khoản tiền tạ ngoài việc phải chịu một khoản tiền phạt. Khoản tiền tạ được quy định trong các điều luật nêu trên có thể được hiểu là khoản tiền bồi thường thiêt hại về tinh thần cho các quan lại, vua chúa phong kiến, tùy vào địa vị xã hội của họ do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Đối với người dân thường trong xã hội thì khoản tiền tạ không thấy đề cập đến trong pháp luật phong kiến16. Đây là sự bất bình đẳng về pháp luật trong xã hội phong kiến, chỉ có danh dự, nhân phẩm, uy tín của tầng lớp vua chúa, quan lại mới được bảo vệ, còn thứ dân thường thì không được quan tâm. Mặt khác, bồi thường thiệt hại về tinh thần còn được dự liệu chung cho tất cả mọi trong trường hợp từ hôn, nghĩa là đã nhận đồ sính lễ gả con rồi lại thay đổi ý kiến, hoặc nhà trai đã mang đồ sính lễ đến dạm hỏi rồi mà thay đổi ý kiến không kết hôn nữa thì phải bồi thường thiệt hại về danh dự cho người kia (Điều 315 Quốc triều Hình luật và Điều 94 Hoàng Việt luật lệ).

Nhìn chung, các quy định trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ được ban hành nhằm mục đích phục vụ cho giai cấp thống trị, để duy trì và bảo vệ sự tồn tại của nền quân chủ, đồng nghĩa với việc bảo vệ lợi ích chung của giai cấp quan lại, địa chủ phong kiến, còn quyền và lợi ích của người dân thì không được chú trọng. Do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho giáo của Trung hoa. Đây là sự bất công trong xã hội lúc bấy giờ.

16

Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia.

1.4.2 Luật pháp thời kỳ Pháp thuộc

Đến thời kỳ Pháp thuộc, do sự tiếp thu tiến bộ của khoa học pháp lý ph ương Tây, trách nhiệm dân sự đã tách ra khỏi trách nhiệm hình sự và được biểu hiện trong hai bộ luật: Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật17. Thiệt hại được quy định trong hai bộ luật này cũng được chia thành thiệt về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Điều 712 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật quy định: “người nào là bất cứ việc gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi thường thiệt hại”.

Thiệt hại tinh thần trong hai bộ luật này cũng như thời Lê Nguyễn Nhà nước chưa thật sự quan tâm đến những quyền nhân thân của con người, mà chỉ chú trọng đến tầng lớp trong xã hội mà bỏ quên những đại đa số quốc dân khác. Đó là sự bất công chưa được cải thiện trong thời kỳ này, khi mà người dân không được đảm bảo sự tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Thiệt hại về tinh thần: pháp luật bảo hộ quyền của người dân trong việc khai sinh, khai tử, kết hôn. Điều 22 Dân luật B ắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật quy định: “Hộ lại…..không chịu đăng ký một việc

sinh, tử, giá thú mà người ta đã khai với mình…..thì bị phạt từ 5 đén 100 đồng”. Pháp

luật cũng quy định sự bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường từ hôn. Ví dụ: Điều 71 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật quy định: “Bên nào bỏ lời hứa về việc giá thú mà không có duyên cớ chính đáng về lỗi bên ấy, thì phải chịu trách

nhiệm bồi thường tổn hại”18. Về thiệt hại vật chất là những thiệt hại thực tế, tính toán

được thành tiền. Ví dụ: Điều 258 Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ bộ luật quy định: “Trong khi quản trị tài sản của người được giám hộ mà người giám hộ gây thiệt

hại cho tài sản của người được giám hộ thì người giám hộ phải bồi th ường thiệt hại”.

Tóm lại, thông qua các chế định pháp luật từ thời L ê Nguyễn đến Pháp thuộc, pháp luật Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng làm nền tảng cho hệ thống pháp luật sau này như: giá trị tinh thần của con người được chú trọng, các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (có thiệt hại xảy ra; có hành vi vi phạm; có lỗi; có mối quan hệ nhân quả giữa h ành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra).

1.4.3 Luật pháp từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay

Cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một bước ngoặc mới: Nhà nước Việt Nam dân chủ ra đời, ngay lúc này chúng ta chưa thể ban hành được các văn bản quy phạm pháp luật ngay. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra hàng ngày, Chủ tịch

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 27)