Cách tính thời hiệu

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 68)

5. Kết cấu đề tài

2.5.2.2 Cách tính thời hiệu

Đơn vị tính thời hiệu là ngày, tháng hoặc năm nhưng thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hiệu được xác định theo cách xác định ngày tròn. Tại Điều 156 BLDS 2005, thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu, nếu ngày cuối cùng của thời hiệu là ngày cuối tuần hoặc ngày lễ, thì thời điểm kết thúc thời hiệu được tính đến cuối ngày kế tiếp của ngày cuối tuần hoặc ngày lễ đó.

Thời điểm bắt đầu. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà hết thời hạn đó thì quyền khởi kiện không còn. Do đó, thời điểm bắt đầu thời hiệu phải là thời điểm quyền khởi kiện phát sinh. Thời điểm phát sinh quyền khởi kiện không nhất thiết l à thời điểm phát sinh quyền yêu cầu. Một cách tổng quát, thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện l à thời điểm đến hạn thực hiện quyền yêu cầu, đồng thời cũng là thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thì thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác37.

Theo Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”. Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại mục 6 phần I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:

- Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01/01/2005 (ngày Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

- Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01/01/2005.

Quy định trên chỉ cho phép người bị thiệt hại kiện yêu cầu bồi thường trong thời hạn là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Nếu hết thời gian này mà người bị thiệt hại không khởi kiện thì sẽ không còn quyền khởi kiện được nữa vì thời hiệu khởi kiện đã hết.

Về nguyên tắc, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được tính liên tục, không bị gián đoạn theo thời gian. Nhưng trên thực tế, có những sự kiện làm cho cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác không thể thực hiện quyền khởi kiện của mình trong

37

Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1 - quyển 2), Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ, trang 111.

thời gian này. Đó là những trường hợp được quy định tại Điều 161 BLDS 2005 thì thời gian sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

 Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ví dụ : động đất, bão, lũ quét. Còn trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình. Các chủ thể phải có đầy đủ chứng cứ để chứng minh sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan đã xảy ra trên thực tế và diễn ra trong bao lâu thì khoảng thời gian đó mới tính vào thời gian khởi kiện.

 Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Mặc dù quyền và lợi ích của những đối tượng này bị xâm phạm nhưng bản thân họ chỉ có thể thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu thông qua người đại diện hợp pháp.

 Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)