Nguyên tắc giảm mức bồi thường

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 55)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2. Nguyên tắc giảm mức bồi thường

Thiệt hại xảy ra khi nằm ngoài mong muốn của cả hai bên. Do đó, để đảm bảo cho việc bồi thường kịp thời, hay nói cách khác để đảm bảo cho việc bồi thường có tính khả thi, pháp luật cho phép bên gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại. Theo khoản 2 Điều 605 BLDS 2005: “Người gây thiệt hại có thể được giảm

thiệt hại không được áp dụng tùy tiện mà phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau: Bên gây thiệt hại có lỗi vô ý khi gây thiệt hại, thiệt hại xảy ra l à quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại. Điều này có nghĩa là khi thiệt hại xảy ra, căn cứ vào hoàn cảnh kinh tế trước mắt của người gây thiệt hại cũng như về lâu dài họ không có khả năng bồi thường được toàn bộ thiệt hại đó.

Pháp luật dân sự không quy định mức bồi thường thiệt hại cụ thể là bao nhiêu. Quy đinh này rất khó áp dụng trên thực tế, vì nó chỉ mới định tính chứ chưa định lượng cụ thể việc giảm mức bồi thường, cho nên việc quyết định giảm mức bồi thường trong từng vụ cụ thể phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Mặt khác, phải xem mức thiệt hại l à lớn hay nhỏ, nếu thiệt hại không lớn thì dù gây thiệt hại chỉ có lỗi vô ý cũng phải bồi thường thiệt hại. Nhưng nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại thì cần xem xét để giảm mức bồi thường. Khi xem xét thiệt hại có quá lớn so với khả năng kinh tế hay không thì không thể chỉ nhìn vào hoàn cảnh kinh tế, thu nhập hiện tại của đương sự mà phải tính đến khả năng thu nhập về sau này của đương sự.

Ví dụ: Đương sự có thu nhập hiện nay là rất ít, thường xuyên thiếu ăn, nhưng họ lại có vườn cây ăn trái rộng 1ha mới cho ra những trái đầu tiên, bây giờ chưa có thu nhập nhưng sau khi hai hoặc ba năm nữa sẽ tạo ra một nguồn thu nhập lớn.

Có những trường hợp ban đầu kẻ vi phạm chỉ có ý định xâm phạm danh dự, nhân phẩm,uy tín nhưng quá trình diễn biến, kẻ vi phạm đã gây thiệt hại về cả sức khỏe, quyền tự do…thì thiệt hại gây ra càng lớn và mỗi vụ án đều có tình tiết thiệt hại, điều kiện hoàn cảnh của các bên rất khác nhau. Do đó, trong từng trường hợp cụ thể, Tòa án cần cân nhắc kỹ về mức độ lỗi cũng như hoàn cảnh kinh tế của người gây thiệt hại để quyết định giảm mức bồi thường cho hợp lí, tránh tình trạng lạm dụng gây thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 55)