Pháp nhân

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 50)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2. Pháp nhân

Ngoài cá nhân tham gia và các quan hệ dân sự, chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn là tổ chức có tư cách pháp nhân như: công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty cổ phần… Pháp luật dân sự đưa ra khái niệm

pháp nhân nhằm phân biệt với thể nhân là những cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật.

Khái niệm pháp nhân ở nước ta được quy định tại Điều 84 BLDS 2005: “Một tổ

chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: được thành lập

hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và

tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc khung pháp luật kinh tế, thương mại ở nước ta, tháo gỡ được nhiều vướng mắc khi giải quyết tranh chấp.

Sự ra đời và tồn tại của pháp nhân được xuất phát từ yêu cầu khách quan của xã hội như: quản lý tài sản công, đại diện cho cá nhân tham gia vào các giao dịch dưới danh nghĩa là tổ chức chứ không phải là cá nhân. Pháp nhân bao gồm các thành viên là cá nhân hợp thành cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau, không tồn tại riêng biệt. Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, tuy nhiên việc tham gia quan hệ dân sự, kinh tế….của pháp nhân luôn thông qua hành vi của người đại diện, thông qua hành vi của thành viên pháp nhân. Hành vi của người đại diện, của thành viên pháp nhân thì cũng mang lại nghĩa vụ cho chính pháp nhân đó. Nếu những thành viên của pháp nhân gây thiệt hại khi thực hiện công việc của pháp nhân giao cho th ì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại. Theo Điều 618 BLDS 2005 quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi

trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự có đầy đủ tư cách là chủ thể của một quan hệ pháp luật dân sự độc lập. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động của pháp nhân lại được tiến hành và thực hiện thông qua hành vi của các cá nhân là người đại diện hoặc là thành viên của pháp nhân và khi đó các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân này đem lại trong khi thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân giao sẽ thuộc về pháp nhân v à đương nhiên thiệt hại họ gây ra khi thực hiện những công việc của pháp nhân sẽ do pháp nhân bồi thường. Theo Điều 618 BLDS 2005 “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao”, theo điều luật này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do người của pháp nhân thực hiện công việc mà pháp nhân giao cho họ. Như vậy nếu thiệt hại xảy ra khi người của pháp nhân thực hiện công việc không phải do pháp nhân giao thì trách nhiệm bồi thường không thuộc về pháp nhân mặc dù đó là người của pháp nhân. Để trở thành người của pháp nhân và tham gia quan hệ hợp đồng lao động với pháp nhân thì yêu cầu cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng phải có

đầy đủ năng lực chủ thể. Do vậy mà người của pháp nhân hoàn toàn có đầy đủ năng lực để tham gia vào quan hệ pháp luật trong đó có quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều này có nghĩa là nếu người của pháp nhân gây thiệt hại nhưng không phải là do thực hiện công việc mà pháp nhân giao cho hay vượt quá phạm vi của nhiệm vụ được giao thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về chính cá nhân - người đã gây ra thiệt hại.

Ví dụ: A là người của pháp nhân C được giao nhiệm vụ đi kí kết hợp đồng cho pháp nhân. Trên đường đi A lại rẽ vào nhà bạn chơi và đâm vào người đi bộ trên đoạn đường vào nhà bạn chơi gây ra thiệt hại cho người đi đường. Rõ ràng A là người của pháp nhân C và đang đi làm nhiệm vụ nhưng A lại gây thiệt hại cho người khác trong quá trình đi vào nhà bạn chơi mà không phải là đi ký hợp đồng do vậy mà thiệt hại A gây ra cho người đi bộ kia A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Từ đây cho thấy, tuy là người của pháp nhân gây thiệt hại nhưng trách nhiệm bồi thường do gây thiệt hại cho người khác lại là của chính bản thân người đã gây thiệt hại mà không phải là của pháp nhân trong những trường hợp nhất định. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khi xem xét các vụ việc liên quan đến vấn đề này cần phải xác định rõ các trường hợp gây thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường cho chính xác để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể có li ên quan.

Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật như là một chủ thể bình đẳng, độc lập với chủ thể khác cho nên pháp nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với thời điểm thành lập và đình chỉ pháp nhân. Đới với pháp nhân phải đăng ký hoạt động theo quy định th ì năng lực chủ thể phát sinh kể từ thời điểm đăng ký. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân đ ược xác lập trong các trường hợp thành viên của pháp nhân hoặc người lao động của pháp nhân có hành vi gây thiệt hại cho người khác. Pháp nhân không phải một con người, do đó khi đảm nhận vai trò một bên trong vụ án, pháp nhân được đại diện bởi một cơ quan có thẩm quyền của mình (tổng giám đốc, chủ tịch hội động quản trị).

Trách nhiệm của pháp nhân tồn tại song song với trách nhiệm của cá nhân của người gây thiệt hại. Bởi vậy, dù luật không quy định rõ, vẫn có thể thừa nhận rằng người bị thiệt hại có quyền lựa chọn kiện pháp nhân, hoặc kiện chính người gây thiệt hại để yêu cầu bồi thường. Trong trường người bị thiệt hại kiện pháp nhân, thì sau khi thực hiện trách nhiệm của mình, pháp nhân có quyên yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 50)