Luật pháp thời Lê – Nguyễn

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 30)

5. Kết cấu đề tài

1.4.1. Luật pháp thời Lê – Nguyễn

Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, chế định bồi th ường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được hoàn thiện bởi các chuyên gia pháp lý. Ở nước ta, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được qui định trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Pháp luật mỗi nước có thể có những qui định khác nhau liên quan đến xác định mức bồi thường, tuy nhiên một nguyên tắc cơ bản luôn tồn tại - đó là: “Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Pháp luật thời kỳ nhà Lê có vị trí quan trọng đặc biệt quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển chế độ Phong kiến Việt nam. Cùng với sự phát triển của bộ máy Nhà nước hoạt động lập pháp dưới thời Lê rất được coi trọng, đặc biệt thời kỳ Lê Sơ và đây cũng là thời kỳ mà pháp luật Việt nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng và giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam14. Nghiên cứu pháp luật thời kỳ nhà Lê, thành tựu to lớn nhất về pháp luật là Bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), được ban hành vào năm 148315, trên cơ sở sưu tập và soạn định. Đây là Bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của Nhà nước quân chủ và cũng chính là Bộ luật cổ xưa nhất mà chúng ta còn lưu giữ đầy đủ cho đến ngày nay. Bộ luật Hồng Đức là tổng hợp các chế định về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng….Tuy nhiên, do ra đời sớm nên nhà làm luật thời đó không phân biệt rạch ròi các ngành luật như bây giờ. Đến thời nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, tồn tại từ 1802 đến 1945. Năm 1812 vua Gia Long ban hành Bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) và đến năm 1815 được in thành sách để phân phát cho các quan lại cai trị, pháp luật dân sự vẫn chưa tách khỏi pháp luật hình sự, nhiều vấn đề về dân sự không được ghi nhận và thiếu những quy định cụ thể, tính chất hướng dẫn rất hạn chế, chủ yếu là các quy định cấm đoán.

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng và cơ bản của luật dân sự. Do vậy, không chỉ ngày nay mà từ thời xa xưa ông cha ta đã chú ý đến và có nhiều quy định về bồi thường thiệt hại khi gây ra thiệt hại như Bộ Hoàng Việt Luật Lệ của triều Nguyễn, Bộ Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê... Khi nghiên cứu pháp luật cổ Việt Nam, chúng ta thấy các chế định về trách nhiệm dân sự được quy định rất sơ sài, tản mạn và gần như không có sự phân biệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Pháp luật không chú trọng vào việc quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

14

Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia.

15

Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia.

của người dân. Các quy định này không phân biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự, chế tài hình sự được quy định trước hết nhằm trừng phạt kẻ nào xâm phạm đến tài sản hoặc nhân thân của người khác, ngoài hình phạt kẻ phạm tội còn phải bồi thường cho nạn nhân về thiệt hại xảy ra. Ví dụ: Điều 472 Quốc Triều Hình luật quy định “Trường hợp đánh quan chức bị thương” ngoài bồi thường thương tích người gây thiệt hại còn phải đền tiền tạ. Khoản tạ được hiểu là khoản tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần cho các quan lại, vua chúa phong kiến. Tuy nhiên, đối với người dân thường trong xã hội khoản tiền tạ không thấy nh ắc đến trong luật, chỉ có danh dự, nhân phẩm, uy tín của quan lại, vua chúa mới được đề cập đến. Đây cũng chính là sự bất bình đẳng trong chế độ cũ. Như vậy, mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng trong cổ luật đã chấp nhận sự bồi thường thiệt hại, có thể thiệt hại là vật chất nhưng cũng có thể thiệt hại là tinh thần hoặc cũng có thể do sự vi phạm pháp luật .

Trong các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại của Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ, thuật ngữ “thiệt hại tinh thần” không được đề cập đến nhưng thông qua một số điều luật cụ thể chúng ta có thể nhận thấy được đó là bồi thường thiệt hại về tinh thần. Ví dụ: Điều 474 Quốc triều Hình luật quy định về trường hợp đánh người trong Hoàng tộc…người gây thiệt hại cũng đưa ra một khoản tiền tạ ngoài việc phải chịu một khoản tiền phạt. Khoản tiền tạ được quy định trong các điều luật nêu trên có thể được hiểu là khoản tiền bồi thường thiêt hại về tinh thần cho các quan lại, vua chúa phong kiến, tùy vào địa vị xã hội của họ do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Đối với người dân thường trong xã hội thì khoản tiền tạ không thấy đề cập đến trong pháp luật phong kiến16. Đây là sự bất bình đẳng về pháp luật trong xã hội phong kiến, chỉ có danh dự, nhân phẩm, uy tín của tầng lớp vua chúa, quan lại mới được bảo vệ, còn thứ dân thường thì không được quan tâm. Mặt khác, bồi thường thiệt hại về tinh thần còn được dự liệu chung cho tất cả mọi trong trường hợp từ hôn, nghĩa là đã nhận đồ sính lễ gả con rồi lại thay đổi ý kiến, hoặc nhà trai đã mang đồ sính lễ đến dạm hỏi rồi mà thay đổi ý kiến không kết hôn nữa thì phải bồi thường thiệt hại về danh dự cho người kia (Điều 315 Quốc triều Hình luật và Điều 94 Hoàng Việt luật lệ).

Nhìn chung, các quy định trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ được ban hành nhằm mục đích phục vụ cho giai cấp thống trị, để duy trì và bảo vệ sự tồn tại của nền quân chủ, đồng nghĩa với việc bảo vệ lợi ích chung của giai cấp quan lại, địa chủ phong kiến, còn quyền và lợi ích của người dân thì không được chú trọng. Do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho giáo của Trung hoa. Đây là sự bất công trong xã hội lúc bấy giờ.

16

Bộ Tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Một số vấn đề về pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, NXB Chính trị Quốc gia.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 30)