Hình thức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm phạm

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 65)

5. Kết cấu đề tài

2.5.1. Hình thức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,uy tín bị xâm phạm

mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại Điều 604, Điều 611 BLDS 2005 và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cơ sở xác định thiệt hại.

2.5. Hình thức bồi thường và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

2.5.1. Hình thức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phạm

Hình thức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cách thức thực hiện nghĩa vụ của bên gây thiệt hại đối với bên bị thiệt hại. Trong quan hệ pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hình thức bồi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “...các bên có thể thỏa thuận về hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường

hợp pháp luật có quy định khác. Đối với những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy

tín bị xâm phạm thì hình thức bồi thường mà tòa án thường áp dụng là bồi thường bằng tiền do tính chất đặc biệt của loại thiệt hại n ày. Bồi thường bằng tiền đây là một hình thức phổ biến trong các trường hợp bồi thường bằng hiện vật không thể thực hiện được. Đặc biệt đối với những thiệt hại xâm phạm đến các quyền nhân thân nh ư gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín không thể có hiện vật nào thay thế được do đó tất cả chi phí nhằm cứu chữa phục hồi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại. Bồi th ường thiệt hại bằng việc thực hiện một công việc nào đó trong trường hợp này các bên có quyền lựa chọn một công việc để làm tiền công coi là khoản tiền tương đương với giá trị tài sản hoặc quyền lợi bị thiệt hại.

Các bên có thể thỏa thuận “phương thức bồi thường một lần” hoặc “phương thức

bồi thường nhiều lần” tùy theo từng điều kiện kinh tế, hoàn cảnh cụ thể, từng trường

hợp cụ thể mà áp dụng bồi thường một lần hoặc bồi thường theo tháng, quý cho đến khi thiệt hại được khắc phục. Trong trường hợp phải bồi thường trong một thời gian dài thì khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người gây thiệt hại hoặc

người bị thiệt hại có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường36.

Ví dụ: Cuối tháng 12/2008, thấy chồng đi khỏi nhà, bà liền theo dõi và thủ sẵn cái máy ảnh. Đến nhà bà N., bà đứng ngoài rình một lát thì xông vào, thấy chồng mình và bà N. đang ôm nhau trên bộ ván nên lấy máy ảnh ra chụp nhiều kiểu. Ngược lại, bà N. kể lúc đó bà đã phân bua ngay là chồng bà C. đến mua rượu, thấy nhà có mỗi mình bà nên giở chứng làm càn nhưng bà C. nhất quyết không nghe, còn kêu người đến làm chứng. Người làm chứng đến không chứng kiến được gì cả nhưng cũng lớn tiếng bảo bà N. quá đáng dù bà đã cố gắng giải thích là “ông ấy cưỡng bức tôi”. Sau đó thì mạnh ai về nhà nấy. Một tuần sau, cả cái xóm chợ nơi hai bên sinh sống ai ai cũng truyền miệng nhau rằng “Bà N. giựt chồng bà C.”. Vì lẽ đó, bà N. chẳng dám ra đường, con cái bị mọi người dè bỉu, gia đình hục hặc. Qua tìm hiểu, gia đình bà N. biết được vợ chồng bà C. đem sự việc trên kể cho nhiều người nghe. Người chồng thì bảo trước giờ có quan hệ lén lút với bà N., còn người vợ thì luôn miệng khẳng định bà N. giựt chồng mình. Đến một ngày, con gái bà N. không chịu được lời bàn ra tán vào đã đến gặp bà C. yêu cầu chấm dứt việc tuyên truyền này. Hai bên lại cự cãi um xùm và bà C. chửi thẳng là “Má mày giựt chồng tao”…Những hành vi này ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình bà N. cũng như gây sốc về tinh thần, làm họ mặc cảm với láng giềng nên buộc vợ chồng bà C. phải công khai xin lỗi và liên đới bồi thường 5,4 triệu đồng cho bà N.

Trong trường hợp này thì gia đình bà N. được bồi thường 5,4 triệu đồng, đối với những thiệt hại xâm phạm đến các quyền nhân thân như gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín không thể có hiện vật nào thay thế được do đó tất cả chi phí nhằm phục hồi danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại. Những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì hình thức bồi thường mà tòa án thường áp dụng là bồi thường bằng tiền do tính chất đặc biệt của loại thiệt hại n ày. Các bên có thể thỏa thuận phương thức bồi thường một lần hoặc phương thức bồi thường nhiều lần tùy theo từng điều kiện kinh tế, hoàn cảnh cụ thể, từng trường hợp cụ thể mà áp dụng bồi thường một lần hoặc bồi thường theo tháng, quý cho đến khi thiệt hại đ ược khắc phục. Đồng thời với việc bồi thường về vật chất, người gây thiệt hại phải công khai xin lỗi trước công chúng, đính chính những điều sai sự thật mà người gây thiệt hại đã làm để nhằm lấy lại danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người bị hại. Việc quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về các hình thức bồi thường cũng như việc ấn định thiệt hại khá chi tiết, xét về cơ bản đã đảm bảo được quyền lợi của cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại. Đây được coi là những chuẩn mực pháp lý vững chắc cho các cơ quan nhà

36

nước có thẩm quyền cũng như Tòa án làm căn cứ giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung cũng như việc giải quyết bồi thường một cách đúng đắn trên thực tế. Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận cả về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 Một số hình thức bồi thường mà các bên có thể lựa chọn để áp dụng mức bồi thường được quy định trong BLDS:

 Bồi thường bằng tiền: là hình thức bồi thường được áp dụng phổ biến trong các trường hợp bồi thường bằng hiện vật không thể thực hiện được. Đặc biệt đối với những thiệt hại về quyền nhân thân như xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì không có hiện vật nào thay thế được. Do đó tất cả các chi phí đều được tính bằng một khoản tiền buộc người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi th ường.

 Bồi thường bằng việc thực hiện một công việc cụ thể nào đó: trong trường hợp này các bên có thể lựa chọn một công việc để làm, tiền công được coi là khoản tiền tương đương với giá trị tài sản hoặc quyền lợi bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 65)