Hoạt động Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM đáp ỨNG yêu cầu hội NHẬP KINH tế QUỐC tế TRƯỜNG hợp của NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 31)

Marketing không chỉ đáp ứng tốt nhất những mong muốn của khách hàng mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho ngân hàng. Marketing bao gồm các nội dung chính:

Thứ nhất đó là nghiên cứu thị trường. Mục đích của nghiên cứu thị trường là kịp thời

nắm bắt được sự thay đổi của nhu cầu khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, để từ đó tìm ra các dịch vụ ngân hàng thích hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do vậy, hoạt động nghiên cứu thị trường là cơ sở quan trọng dẫn đến sự ra đời và phát triển của các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hai là tổ chức quản lý dịch vụ ngân hàng. Điều này có nghĩa là, ngân hàng phải xem

xét dịch vụ đó có khả năng phát triển ở thị trường nào, khu vực nào, và dịch vụ đó thích hợp đối với ai. Sau đó, ngân hàng bố trí thị trường thích hợp cho dịch vụ. Ngân hàng cần phải có chính sách nhằm khai thác và kiểm soát dịch vụ tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu phát triển dịch vụ. Việc tổ chức quản lý tốt dịch vụ sẽ đem lại thành công cho ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ.

Thứ ba là giá cả dịch vụ. Bất cứ một sản phẩm nào, giá cả luôn là vấn đề quan trọng

cho việc thực hiện triển khai trên thị trường từ đó tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Với ngân hàng cũng vậy, giá cả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó là một nhân tố cạnh tranh rất lớn của các ngân hàng. Ví dụ nếu ngân hàng định giá cao trong cho vay, giá thấp trong huy động vốn thì khó thu

21

hút được khách hàng. Vấn đề đặt ra là định giá như thế nào để đảm bảo dịch vụ được triển khai và khách hàng chấp nhận cũng như đảm bảo được mục tiêu cuối cùng của ngân hàng.

Thứ tƣ là vấn đề xúc tiến, khuyếch trương, quảng bá, phân phối dịch vụ. Nếu như

công tác nghiên cứu thị trường, công tác tổ chức quản lý tốt, giá cả dịch vụ chấp nhận được, song việc xúc tiến quảng bá và phân phối dịch vụ không tốt thì mục tiêu đưa sản phẩm đến với khách hàng cũng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Như vậy có thể thấy, hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến việc khách hàng có hiểu biết về dịch vụ và có tích cực sử dụng dịch vụ của ngân hàng hay không. Do đó, thực hiện tốt hoạt động này có nghĩa là đã đạt được mục tiêu về phát triển dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM đáp ỨNG yêu cầu hội NHẬP KINH tế QUỐC tế TRƯỜNG hợp của NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)