Tương tự như lĩnh vực thương mại hàng hoá, các nước ASEAN đã đặt ra yêu cầu mở cửa thị trường và tự do hoá dịch vụ trong phạm vi các nước ASEAN bằng việc ký kết Hiệp định Khung về thương mại dịch vụ (AFAS) vào tháng 12 năm 1995.
AFAS đã quy định những nguyên tắc cơ bản của quá trình tự do hoá dịch vụ trong ASEAN như: nguyên tắc tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia (NT), đối xử tối huệ quốc (MFN). Các nhà cung cấp dịch vụ trong các nước thành viên ASEAN được cung cấp các loại hình dịch vụ theo 4 Phương thức cung cấp dịch vụ. Nhìn chung tất cả các của AFAS đề nhất quán với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO. Trên thực tế việc tự do hoá thương mại dịch vụ trong khuôn khổ AFAS là trực tiếp hướng tới những cam kết cao hơn cả những cam kết mà các nước thành viên đã cam kết theo Hiệp định GATS hay còn gọi là GATS+. Để có thể tự do hoá lĩnh vực thương mại dịch vụ, Điều III của AFAS quy định rằng các nước ASEAN sẽ: (i) tiến hành loại bỏ các biện pháp phân biệt đối xử hiện hành và hạn chế tiếp cận thị trường; (iii) ngăn cản hoặc không ban hành các biện pháp mới có phân biệt đối xử hoặc hạn chế tiếp cận thị trường. Điều IV quy định về việc tiến hành đàm phán mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ với cam cam kết cụ thể. Hiện nay, Việt Nam cam kết tự do hoá hoàn toàn, không có hạn chế nào đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính từ CPC 81115-81119. Có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ tài chính của bất kỳ các nước thành viên ASEAN nào cũng có thể cung cấp dịch vụ tài chính ở Việt Nam, được đối xử ngang bằng như các nhà cung cấp dịch vụ tài chính của Việt Nam (theo nguyên tắc đối xử quốc gia).
27