Từ năm 2001 đến nay, năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Nhà nước liên tục có các đợt bổ sung vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước. Tính đến năm 2005 đã thực hiện được 04 đợt bổ sung vốn điều lệ với tổng số tiền 11.000 tỷ đồng, nâng tổng số vốn tự có của các NHTM Nhà nước đạt 16.000 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với vốn tự có tại thời điểm 31/12/2000, và đến năm 2007 tăng 57%. Thời gian qua, các NHTM Cổ phần cũng ồ ạt phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ vài trăm tỷ lên hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, mức vốn của các NHTM Việt Nam còn thua xa mức vốn của các Ngân hàng Nước ngoài. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng cung ứng vốn cho các dự án lớn của các NHTM Việt Nam vì theo quy định của Luật các TCTD thì “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD”.
36
JVCB: Ngân hàng TM Liên doanh
SOCB: Ngân hàng thương mại Nhà nước
BOFB: Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
JSCB: Ngân hàng TMCP
Biểu 1.2: Cơ cấu vốn điều lệ của các loại
hình Ngân hàng tại Việt nam
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, mức độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm của các ngân hàng Việt Nam (đặc biệt là các NHTM nhà nước) cần đạt khoảng 25%. Với mức độ tăng trưởng tín dụng như vậy, khả năng tăng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam không thể theo kịp. Khả năng vốn tự có thấp, trong khi dư nợ tín dụng lớn, tỷ lệ nợ tồn đọng (NPL) cao nên các NHTM Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế (8%). Cũng chính năng lực tài chính còn hạn hẹp đã hạn chế rất nhiều khả năng cạnh tranh, khả năng hiện đại hóa của các NHTM Việt Nam, đặc biệt trong việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ngân hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt… những dịch vụ đòi hỏi phải có sự đầu tư ban đầu lớn.