Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng. Hơn nữa, ngày nay cạnh tranh và hội nhập đã và đang đặt ra nhu cầu cấp bách cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng, bởi vì:
Để chủ động hội nhập một cách có hiệu quả cần chuẩn bị và đảm bảo những điều kiện nhất định. Đó là phải đẩy nhanh quá trình đổi mới thể chế, cơ chế, chính sách đến đổi mới công nghệ và qui trình nghiệp vụ cho phù hợp với các thông lệ quốc tế. Để thực hiện thắng lợ các nhiệm vụ khó khăn và phức tạp này, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo kỹ lưỡng không chỉ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả về khía cạnh đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn
74
đặt ra, sẵn sàng chấp nhận vượt qua khó khăn thách thức vì sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ngân hàng. Mặt khác nếu tập trung vào đầu tư đổi mới công nghệ mà không quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ am hiểu về lĩnh vực này thì sẽ dẫn đến lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả sự dụng công nghệ thấp kém. Do vậy, giải phát phát triển và đào tạo nguồn nhân lực như thế nào cho chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hang nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng?
Cần thống nhất cao về mặt nhận thức cũng như sự nhất quán trong tổ chức thực hiện về việc coi nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công phát triển dịch vụ, trong cạnh tranh và hội nhập.
Thực sự đổi mới tư duy và cách thức tổ chức thực hiện công tác đào tạo theo hướng xuất phát từ nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động ngân hang, nhằm mục đích đáp ứng trực tiếp và cao nhất các nhu cầu và yêu cầu của thị trường này. Bên cạnh việc đưa vào áp dụng công nghệ hiện đại, cần tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên về tin học có thể vận hành thành thạo các thiết bị điện tử nghiên cứu khai thác, sử dụng tối đa các tính năng của các phương tiện, công nghệ hiện đại này để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mặt hoạt động, bắt đầu từ những việc rất đơn giản như tin học hoá quản lý văn phòng, quản lý lương đến việc mở tài khoản cho khách hàng ở một nơi nhưng rút tiền ở nhiều nơi, ngân hàng tại nhà, tiến tới từng bước cải tiến sáng tạo các sản phẩm phần mềm phù hợp với các yêu cầu cụ thể của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Cần gắn kết chặt chẽ giữa công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, lấy việc đáp ứng mục đích sử dụng làm mục đích cuối cùng và thước đo đánh giá hiệu quả công tác đào tạo. Nhận thức này sẽ là cơ sở rõ ràng cho việc xây dựng nội dung chương trình, tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo cán bộ. Mỗi cán bộ sau khi được cử đi đào tạo, cần được tạo điều kiện giao thêm việc để có thể vận dụng tối đa những kiến thức, kinh nghiệm mới học được nhằm khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hang. Trên cơ sở đó, lấy kết quả vận dụng tri thức được đào tạo và những đóng
75
góp thực sự để đánh giá năng lực và kết quả học tập, xem xét đề bạt thay vì phải dựa vào quá nhiều hình thức bằng cấp như vừa qua.
BIDV cần xây dựng một chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực với tầm nhìn dài hạn. Hiện nay, BIDV vẫn chưa có một chiến lược rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, một chiến lược rõ ràng với những mục tiêu cụ thể để định hướng cho hoạt động này có tình dài hạn hơn vẫn đang cần được hoạch định và không ngừng hoàn chỉnh trong quá trình thực hiện. Một số công việc cần được quan tâm thực hiện là: tiến hành điều tra, đánh giá một cách toàn diện và tổng thể đối với thực trạng nguồn lực hiện có. Trong điều tra cần xác định rõ những bất cập so với thông lệ quốc tế, so với tiêu chuẩn đối với những vị trí cán bộ sẽ được bố trí theo mô hình tổ chức mới. Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên các lĩnh vực và số lượng cán bộ cần đào tạo hàng năm, 5 năm, xây dựng thành kế hoạch đào tạo trình ban lãnh đạo thông qua làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện.
Đề xuất các biện pháp nhằm tạo ra động lực và không khí học tập không ngừng của cán bộ trong toàn ngân hàng, phù hợp với đòi hỏi của xã hội học tập không ngừng ở nước ta và trên thế giới trong thời gian tới.
Cần tranh thủ sự trợ giúp thông qua hợp tác quốc tế. Bên cạnh những cố gắng đã đạt được, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, cần tranh thủ tối đa các trợ giúp quốc tế thông qua các chương trình hợp tác.
BIDV cần xây dựng và thực hiện các đề án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo. Trong đó cần tính đến việc sử dụng các hình thức đào tạo khác nhau, các đối tác tiềm năng có thể huy động để thực hiện đào tạo và hỗ trợ về tài chính, về tư liệu. Trước mắt cần chú ý thực hiện tốt các khóa đào tạo trong khuôn khổ các dự án hỗ trợ cải cách hệ thống ngân hàng của các Tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như WB, ADB, IMF. Đồng thời, cầ tìm kiếm sự hợp tác và trợ giúp về đào tạo nguồn nhân lực thông qua các ngân hàng nước ngoài có Chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.