Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên, thì hệ thống NHTM Việt Nam cũng phải đối phó với rất nhiều thách thức và nguy cơ từ quá trình hội nhập này. Thể hiện:
Mộ t là : Tuân thủ các nguyên tắc của BTA, WTO và ASEAN về không phân biệt
đối xử và minh bạch, các NHTM Việt Nam và TCTD nước ngoài sẽ cạnh tranh trong môi trường bình đẳng, minh bạch và không có sự phân biệt đối xử. Nếu không đứng vững bằng chính khả năng của mình do không còn có sự bảo hộ thì các NHTM sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thâu tóm, dẫn đến tình trạng thị phần cung cung cấp dịch vụ thu hẹp và thậm chí có nguy cơ phá sản cao.
Hai là : Khả năng phát triển kinh doanh và tính cạnh tranh của NHTM Việt Nam so
với các ngân hàng nước ngoài thấp; trình độ công nghệ và quản lý thấp hơn so với các NHTM nước ngoài. Cụ thể các ngân hàng có trình độ công nghệ thông tin phát triển rất cao trong mọi lĩnh vực như nối mạng quản lý rủi ro, quản lý vốn khả dụng, quản lý khe hở nhạy cảm tài sản Nợ và tài sản Có, quản lý khách hàng trong phạm vi toàn cầu. Trên thực tế, các ngân hàng nước ngoài đã cung ứng nhiều giao dịch quốc tế như: ngân hàng đại lý, công cụ phái sinh. Ngoài những nghiệp vụ ngân hàng và phi tín dụng truyền thống, các NHTM nước ngoài còn phát triển mạng về những dịch vụ mới như: tư vấn kỹ thuật về phát hành thẻ và lắp đặt ATM, tư vấn tài chính, ngân hàng đầu tư, ngân hàng trên mạng, lưu ký chứng khoán, mở L/C dự phòng, nghiệp vụ swap tiền tệ...
Thách thức này thể hiện trong một số hoạt động dịch vụ chính của NHTM Việt Nam như sau:
Hoạt động kinh doanh tiền tệ: các Ngân hàng nước ngoài với lợi thế sẵn có về nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngoại tệ sẽ có khả năng cung cấp các sản phẩm tín dụng bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp và thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ. Trong khi đó xu hướng mở cửa thị trường tài chính tiền tệ đang làm thu hẹp chênh lệch lãi suất
31
giữa thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả là các NHTM Việt Nam sẽ dần mất lợi thể về ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ.
Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền: Hiện nay các NHTM trơng nước đang có lợi thế lớn về tiền gửi thanh toán do nẵm giữ phần lớn quan hệ tín dụng và chi phối cả quan hệ thanh toán với các doanh nghiệp mở tài khoán, đây là nguồn vốn có chi phí rẻ và tạo ra nguồn thu lớn về phí dịch vụ cho các ngân hàng trong nước. Lợi thế này sẽ giảm dần khi các ngân hàng nước ngoại thâm nhập thị trường. Có thể khẳng định đây là một trong những lĩnh vực mà các ngân hàng nước ngoài sẽ gia tăng sức ép và tập trung trong thời gian tới, do họ có khả năng về công nghệ tin học, kinh nghiệm, năng lực tài chính và quy mô hoạt động trên toàn cầu một khi rào cản được nới lỏng cùng với chiến lược thu hút khách hàng gửi tiền thì chắc chắn các Ngân hàng này sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thanh toán. Như vậy, với sức ép ngày càng gia tăng, các ngân hàng trong nước buộc phải chia sẻ thị phần và kéo theo đó lợi nhuận từ dịch vụ này sẽ giảm đáng kể.
Hoạt động tín dụng: các NHTM trong nước hiện đang có lợi thế về thị phần trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, điều này sẽ không tồn tại được khi các Ngân hàng Nước ngoài xâm nhập thị trường và tiến tới được đối xử quốc gia như những NHTM trong nước được hưởng, đặc biệt khi khả năng huy động vốn bằng Việt Nam Đồng của các ngân hàng này được nới lỏng. Trong đó, việc cho phép các Ngân hàng nước ngoài tiếp cận với hệ thống thanh toán bù trừ do Ngân hàng Nhà nước điều hành và tham gia hoạt động tái cấp vốn Swaps, Forward với Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp cho các ngân hàng tăng số vốn bằng VND. Sự chênh lệch lớn về lãi suất giữa ngoại tệ và nội tệ cùng với sự ổn định tỷ giá sẽ tạo cơ hội thuận tiện cho các ngân hàng nước ngoài cho vay doanh nghiệp trong nước bằng ngoại tệ.
Có thể nhận thấy, quá trình hội nhập không chỉ mang lại cho hệ thống ngân hàng trong nước rất nhiều cơ hội và tiềm ẩn trong những cơ hội đó không ít nguy cơ và thách thức. Do vây, để có thể đứng vững và phát triển các NHTM trong nước bắt buộc phải đổi mới, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển dịch vụ nhằm vượt qua những thách thức, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
32 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM