Các trường hợp đăng ký thế chấp

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 59)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.4.1Các trường hợp đăng ký thế chấp

Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký nếu rơi vào các trường hợp được quy định sau đây:

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 51 Theo quy định tại điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Thì các trường hợp phải đăng ký thế chấp bao gồm:

- Thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

- Thế chấp tàu bay, tàu biển;

- Thế chấp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;

- Trong trường hợp tài sản thế chấp không phải là các loại tài sản thế chấp mà pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký như trên, thì việc giao dịch thế chấp bảo đảm tiền vay bằng tài sản này được đăng ký khi có yêu cầu theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay.

Như vậy, là các giao dịch thế chấp tài sản trong các trường hợp được pháp luật dự liệu phải đăng ký tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền. Việc đăng ký hợp đồng thế chấp tài sản có ý nghĩa thông qua cơ quan đăng ký các chủ thể có nhu cầu tìm hiểu các thông tin có liên quan đến tài sản mà mình quan tâm, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cho các bên nhận bảo đảm trong trường hợp có nhiều người cùng nhận bảo đảm đối với một tài sản thế chấp. Ví dụ tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “một tài sản có thể được dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Sẽ rất đơn giản nếu trong trường hợp một tài sản được dùng để thế chấp nhiều lần, đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nhau nhưng lại cho cùng một tổ chức tín dụng. Khi đó tổ chức tín dụng sẽ nhanh chống xác định được tình trạng của tài sản, cũng như giá trị còn lại của tài sản thế chấp để có thể đưa ra quyết định chấp nhận hay không việc thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi cho tổ chức tín dụng nhận thế chấp. Trong tình hình thực tế hiện nay, một chủ sở hữu có thể có nhiều loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình và pháp luật cũng thừa nhận việc một chủ sở hữu có thể thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình mặc dù chưa có giấy

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 52 chứng nhận quyền sở hữu bằng cách đưa ra các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp.48 Thực tiễn này sẽ dẫn đến tình trạng một người sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thế chấp cho nhiều tổ chức tín dụng nhận thế chấp khác nhau mà những tổ chức tín dụng này không hề hay biết về tình trạng thực tế của tài sản thế chấp do khách hàng vay cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin của mình. Để hạn chế tình trạng này, pháp luật quy định về việc đăng ký thế chấp tài sản.Và cơ quan thực hiện việc đăng ký thế chấp tài sản sẽ thực hiện nghĩa vụ thông tin cho người thứ ba biết về tình trạng của tài sản thế chấp nhằm giúp cho người thứ ba quyết định đúng đắng trong việc có chấp nhận hay không việc thế chấp tài sản của khách hàng vay, điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba. Mặt khác, khi tài sản thế chấp được đem ra xử lý để thanh toán nợ đến hạn thì việc thông tin của cơ quan đăng ký thế chấp cũng có ý nghĩa quan trọng. Thứ tự ưu tiên thanh toán của các tổ chức tín dụng là chủ nợ có bảo đảm sẽ được căn cứ vào thứ tự đăng ký hợp đồng thế chấp. Ngoài ra, theo quy định pháp luật thì bên thế chấp có quyền bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp cho người thứ ba. Do đó, việc cung cấp thông tin tài sản thế chấp của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cũng có ý nghĩa giúp cho tổ chức tín dụng nhận thế chấp, người mua, người được trao đổi tặng cho tài sản thế chấp tránh được tranh chấp về quyền đối với tài sản thế chấp do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ thông tin về tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 59)