Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 35)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.1.1.2 Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản

Quyền của bên thế chấp

Với đặc điểm mang tính bản chất của hình thức bảo đảm tiền vay bằng biện pháp thế chấp tài sản. Khi tham gia giao dịch bảo đảm này, bên thế chấp (khách hàng vay) vẫn là chủ sở hữu, hay là chủ thể quản lý của tài sản thế chấp, việc thế chấp không làm thay đổi quyền này, bên thế chấp được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (trừ trường hợp có thỏa thuận hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp).26 Cụ thể hơn, khách hàng vay vẫn có đầy đủ các quyền như mọi chủ

24 Đoàn Thị Phương Diệp, Giáo trình bảo đảm nghĩa vụ, Tủ sách Đại học Cần Thơ, 2009, tr.99.

25 Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005.

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 27 sở hữu khác đối với tài sản mà mình sở hữu, quyền cư trú trong nhà, trồng trọt trên đất, cho thuê, thu hoa lợi,… nói chung là các quyền quản lý và sử dụng (chiếm hữu và sử dụng đối với tài sản thế chấp).

Bên cạnh việc được thực hiện quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đối với tài sản thế chấp, quyền sở hữu của khách hàng vẫn còn bị hạn chế đối với tài sản thế chấp. Thể hiện cụ thể ở quyền định đoạt tài sản, người thế chấp không thể bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp (trừ trường hợp tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi ấy số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được sẽ trở thành tài sản thế chấp thay thế cho tài sản đã bán).27

Vấn đề được đặt ra, nếu việc mua bán trao đổi tài sản thế chấp được sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì hậu quả pháp lý của quan hệ thế chấp tài sản trong trường hợp này sẽ như thế nào? Vì đây là một giao dịch dân sự, cho nên các bên có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề này. Khách hàng vay và tổ chức tín dụng hoặc có cả bên thứ ba nhận chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có thể thỏa thuận tài sản đó vẫn là tài sản thế chấp (có sự thay đổi chủ sở hữu đối với tài sản thế chấp – thay đổi bên thế chấp) hoặc có thể thay thế tài sản thế chấp bằng tài sản khác (tài sản thế chấp bị thay đổi), trong trường hợp này vì có sự thay đổi về nội dung của hợp đồng thế chấp (chủ thể hoặc tài sản thế chấp) dẫn đến việc hợp đồng thế chấp mới được hình thành thay thế cho hợp đồng thế chấp cũ. Bên cạnh đó, các bên cũng có thể thỏa thuận chấm dứt quan hệ bảo đảm tiền vay, nghĩa là chấm dứt hợp đồng thế chấp. Từ đây ta thấy rằng, với những thỏa thuận trên, cho dù khoản tiền vay có tiếp tục được bảo đảm hay không thì việc chuyển đổi quyền sở hữu tài sản thế chấp cũng dẫn đến hậu quả pháp lý duy nhất là hợp đồng thế chấp ban đầu sẽ chấm dứt.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 349 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bên thế chấp (khách hàng vay) cũng có thể cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng với điều kiện là phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê,

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 28 cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho tổ chức tín dụng biết.

Sau khi nghĩa vụ trả tiền vay chấm dứt hoặc được thay thế bởi biện pháp bảo đảm khác thì người thế chấp có quyền yêu cầu nhận lại tài sản thế chấp nếu tài sản thế chấp do bên thứ ba giữ. Cần lưu ý rằng, tài sản thế chấp được sử dụng nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, do đó, cho đến khi nghĩa vụ trả nợ mà nó bảo đảm (nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng) được thực hiện toàn bộ và đúng hạn theo hợp đồng tín dụng, khách hàng vay mới có quyền yêu cầu đòi lại tài sản thế chấp. Khách hàng vay không có quyền yêu cầu đòi lại tài sản thế chấp nếu chỉ mới thanh toán một phần nghĩa vụ trả nợ mà tài sản đó bảo đảm.

Nghĩa vụ của bên thế chấp

Bên cạnh những quyền được thực hiện đối với tài sản thế chấp, khách hàng vay còn phải có những nghĩa vụ sau đây:28

Trong trường hợp khách hàng vay giữ và tiếp tục sử dụng tài sản thế chấp thì phải bảo quản và giữ gìn tài sản thế chấp, đây là nghĩa vụ chung cho tất cả các chủ thể giữ tài sản thế chấp (có thể là bên thứ ba giữ tài sản thế chấp). Việc bảo quản này là phải giữ nguyên giá trị tài sản thế chấp (không được làm giảm sút hoặc làm mất giá trị tài sản thế chấp). Có thể hiểu bảo quản là tất cả những việc làm cần thiết để ngăn chặn sự hư hỏng nhưng không làm thay đổi tình trạng vật chất của tài sản, đồng thời cũng không có tác dụng tạo ra hoặc cải thiện chất lượng của tài sản. Từ cách hiểu này ta có thể thấy một tài sản được bảo quản theo đúng nghĩa các quy định pháp luật sẽ không bị thay đổi tính năng sử dụng. Điều này cũng có nghĩa là tính năng sử dụng của tài sản thế chấp là tiêu chí được đưa ra để đánh giá giá trị tài sản khi xử lý tài sản thế chấp để thanh toán nợ đến hạn, những công việc bảo quản tài sản thế chấp có thể là: bảo dưỡng tài sản định kỳ; thay thế phụ tùng, phụ kiện cần thiết và xử lý tài sản trong trường hợp khẩn cấp,… Tóm lại là tất cả những công việc có thể thực hiện để đảm bảo tính năng sử dụng cũng như giá trị tài sản thế chấp29.

28 Điều 348 Bộ luật dân sự năm 2005.

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 29 Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Vậy theo quy định này, có phải chỉ cần tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất giá trị hoặc bị giảm sút giá trị thì khách hàng phải dừng ngay việc sử dụng, khai thác tài sản hay không? Đây là một quy định bất hợp lý, bởi lẽ, một tài sản khi được đem ra sử dụng, khai thác công năng của nó thì theo thời gian ít nhiều gì giá trị tài sản sẽ bị giảm sút do hao mòn tự nhiên bên cạnh những tác động bởi một nguyên nhân nào khác nếu có. Với quy định này chẳng khác nào cho bên thế chấp cái quyền được sử dụng tài sản thế chấp, nhưng lại không thể nào sử dụng khai thác tài sản công năng của tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế các bên vẫn chấp nhận việc sử dụng khai thác công dụng tài sản thế chấp của khách hàng vay nói riêng và bên thế chấp tài sản nói chung với sự giảm xúc giá trị tài sản này do hao mòn tự nhiên trong mức độ nào đó cho phép. Vấn đề đặt ra ở đây là pháp luật cần quy định cụ thể mức độ giảm sút giá trị cụ thể đối với tài sản thế chấp thì bên thế chấp phải ngừng ngay việc khai thác, sử dụng tài sản thế chấp.

Khách hàng vay phải có trách nhiệm thông báo cho tổ chức tín dụng về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có. Trong trường hợp không thông báo thì tổ chức tín dụng có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. Không những thế, với vai trò của mình tùy theo thỏa thuận của các bên, khách hàng vay có thể có nghĩa vụ giao các giấy tờ về tài sản thế chấp cho tổ chức tín dụng (các giấy tờ này, một cách cụ thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc các loại giấy tờ thay thế cho chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng; và các loại giấy tờ khác có liên quan).

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)