Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 43)

5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.1.3.2Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Trong trường hợp các bên (tổ chức tín dụng và khách hàng vay) thỏa thuận để tài sản thế chấp cho bên thứ ba giữ và quản lý, thì bên thứ ba giữ tài sản thế chấp chỉ có quyền sử dụng tài sản thế chấp khi có sự đồng ý của các bên. Cụ thể là quyền này của người thứ ba được thực hiện dưới sự cho phép của của các bên tham gia trong quan hệ bảo đảm tiền vay, khác với quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp chỉ thực hiện trong giới hạn của sự

Pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

GVHD: Th.s Lê Huỳnh Phương Chinh SVTH: Lê Thị Diễm Thúy 35 cho phép của tổ chức tín dụng và khách hàng vay. Chẳng hạn, nếu tổ chức tín dụng thỏa thuận để tài sản thế chấp cho bên thứ ba quản lý và sử dụng, khai thác công năng tài sản thế chấp thì bên thứ ba chỉ có quyền khai thác công dụng tài sản thế chấp, hưởng hoa lợi, lợi tức tài sản thế chấp trong giới hạn của sự cho phép không được vượt quá pham vi quyền của mình34, ví dụ như trong quá trình khai thác, quản lý tài sản thế chấp, bên thứ ba sẽ không được phép cho thuê tài sản thế chấp để hưởng hoa lợi, lợi tức nếu tổ chức tín dụng và khách hàng vay chỉ thỏa thuận đồng ý cho phép bên thứ ba được quyền sử dụng tài sản thế chấp, và không được sử dụng tài sản thế chấp trái với đặc tính công năng của tài sản thế chấp đó.

Ngoài ra, khi tham gia giữ tài sản thế chấp bên thứ ba còn có quyền được nhận thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. Bởi vì, trong quan hệ thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay, thông thường bên thế chấp sẽ là bên giữ tài sản, tuy nhiên trong trường hợp này các bên thỏa thuận tài sản sẽ do bên thứ ba giữ gìn và bảo quản, khi ấy bên thứ ba có thể không liên quan đến quan hệ thế chấp bảo đảm tiền vay giữ tổ chức tín dụng và khách hàng vay, do đó bên thứ ba không có nghĩa vụ thực hiện việc này. Vì vậy để sự thỏa thuận tài sản thế chấp do người thứ ba giữ của tổ chức tín dụng, khách hàng vay và bên thứ ba có thể được áp dụng. Thì bên thứ ba phải nhận được quyền lợi nào đó từ việc giữ tài sản thế chấp, có thể là được nhận thù lao hoặc lợi ích nào khác do các bên thỏa thuân, kèm theo việc giữ gìn bảo quản tài sản thế chấp thì bên thứ ba cũng có quyền nhận lại chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp trong quá trình họ thực hiện việc giữ tài sản này.

Để có được những quyền lợi trên, bên thứ ba trong quá trình giữ tài sản thế chấp bên thứ ba cần phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

Theo quy định tại Điều 352 Bộ luật dân sự thì bên cạnh nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp và trong trường hợp bên thứ ba được quyền sử dụng khai thác tài sản thế chấp thì phải dừng ngay việc sử dụng nếu việc tiếp tục sử dụng tài sản thế chấp, như đã phân tích ở phần nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản, đó cũng là nghĩa vụ

Một phần của tài liệu pháp luật về biện pháp thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (Trang 43)